Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm nội tâm mạc là bệnh gì?

Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm lớp màng bên trong của tim. Nguyên nhân của bệnh lý thường do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của viêm nội tâm mạc không phải lúc nào cũng nghiêm trọng và chúng có thể tiến triển từ từ theo thời gian. Trong giai đoạn đầu của viêm nội tâm mạc, các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác do đó nhiều trường hợp bệnh không được chẩn đoán chính xác.

Nhiều triệu chứng của bệnh sẽ tương đồng với các triệu chứng của bệnh cúm hoặc một vài tình trạng viêm khác như viêm phổi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện đột ngột. Những triệu chứng này có thể là do viêm hoặc tổn tương liên quan mà bệnh gây ra.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nội tâm mạc

  • Tiếng thổi ở tim
  • Da nhợt nhạt
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Buồn nôn hoặc giảm cảm giác thèm ăn
  • Cảm thấy căng đầy phần bên trái của bụng
  • Giảm cân ngoài mong muốn
  • Sưng bàn chân, chân hoặc bụng
  • Ho hoặc khó thở

Những triệu chứng ít phổ biến hơn gồm:

  • Có máu trong nước tiểu
  • Giảm cân
  • Lách to có thể sờ thấy được

Những thay đổi trên da bao gồm:

  • Xuất hiện đốm đỏ hoặc tím bên dưới ngón tay hoặc ngón chân
  • Các đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím do các tế bào hồng cầu thoát ra ngoài từ các mao mạch bị vỡ, các đốm nhỏ thường xuất hiện trên lòng trắng mắt, bên trong má, trên vòm miệng hoặc trên ngực

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nội tâm mạc ở mỗi người là khác nhau. Tình trạng bệnh có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, tình trạng tim và thời gian đã bị viêm. Nếu bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch, phẫu thuật tim hoặc viêm nội tâm mạc trước đó, người bệnh nên đi khám ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng đã nêu trên. Một điều quan trọng nữa là nếu người bệnh bị sốt liên tục hoặc mệt mỏi bất thường mà không biết lý do tại sao, lúc đó người bệnh cũng cần đi khám để được chẩn đoán sớm nhất.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người suy tim

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nội tâm mạc

Nguyên nhân chính gây bệnh đó là sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Mặc dù những vi khuẩn này thông thường sống ở trong hoặc bên ngoài bề mặt của cơ thể, tuy nhiên vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu thông qua hệ tiêu hóa. Vi khuẩn cũng thâm nhập thông qua vết cắt trên da hoặc qua mảng sâu răng. Hệ miễn dịch thông thường sẽ tiêu diệt những vi khuẩn này trước khi chúng gây ra các vấn đề, nhưng quá trình miễn dịch này có thể thất bại ở một số người.

Trong bệnh viêm nội tâm mạc, các vi khuẩn di chuyển trong máu và đến tim, nơi chúng phát triển và gây viêm. Viêm nội tâm mạc cũng có thể bị gây ra bởi nấm hoặc các tác nhân khác.

Thực phẩm không phải là nguồn duy nhất giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua:

  • Quá trình đánh răng
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc viêm lợi
  • Vừa mới trải qua phẫu thuật cắt lợi
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục
  • Sử dụng kim tiêm bị ô nhiễm
  • Sử dụng ống thông tiểu hoặc qua ống truyền tĩnh mạch

Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển bệnh gồm

  • Sử dụng chất kích thích thông qua kim tiêm bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
  • Sẹo do tổn thương van tim
  • Tổn thương mô do bị viêm nội tâm mạc trong quá khứ bị dị tật tim
  • Thay van tim nhân tạo

Điều trị bệnh như thế nào?

Thuốc kháng sinh

Nếu tình trạng viêm nội tâm mạc bị gây ra bởi vi khuẩn, bạn cần được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Bạn có thể cần sử dụng ít nhất 1 tuần trong bệnh viện, cho đến khi có dấu hiệu cải thiện. Sau đó, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị bằng kháng sinh sau khi ra viện. Tuy nhiên, khi ra viện bạn có thể chuyển sang sử dụng kháng sinh đường uống. Và liệu pháp kháng sinh này thường kéo dài khoảng 6 tuần.

Phẫu thuật

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng kéo dài hoặc van tim bị tổn thương do viêm nội tâm mạc có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh. Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ bất kỳ mô chết, mô sẹo, chất lỏng tích tụ hoặc mảnh vụn nào từ mô bị nhiễm bệnh. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để sửa chữa hoặc loại bỏ van tim bị hư hỏng của bạn và thay thế nó bằng vật liệu nhân tạo hoặc mô động vật.

Ngăn ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Những bệnh lý có liên quan với bệnh viêm nội tâm mạc

Các biến chứng có thể phát triển do tổn thương do nhiễm trùng. Các biến chứng có thể bao gồm nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung tâm nhĩ, cục máu đông, tổn thương cơ quan khác và tăng bilirubin máu kèm theo vàng da. Máu bị nhiễm trùng cũng có thể gây tắc hoặc cục máu đông di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể bạn.

Các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng bao gồm: Thận, phổi, não và xương.

Vi khuẩn hoặc nấm có thể lưu thông từ tim và ảnh hưởng đến những khu vực này. Những vi trùng này cũng có thể gây áp xe phát triển trong các cơ quan hoặc các bộ phận khác của cơ thể. các biến chứng nghiêm trọng khác có thể phát sinh do viêm nội tâm mạc bao gồm đột quỵ và suy tim.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

Phòng ngừa bệnh viêm nội tâm mạc như thế nào?

Vệ sinh răng miệng tốt và đi khám răng định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ vi khuẩn tích tụ trong miệng và xâm nhập vào máu. Điều này giúp giảm nguy cơ tiến triển của viêm nội tâm mạc do nhiễm trùng hoặc chấn thương răng miệng.

Nếu bạn có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật tim hoặc viêm nội tâm mạc, bạn cần theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Đặc biệt chú ý đến tình trạng sốt kéo dài và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Bạn cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh

Ngoài ra một số yếu tố cần tránh đó là không xỏ khuyên trên cơ thể, không xăm mình, không sử dụng ma túy hoặc bất kỳ hành vi nào có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm