Vết thương của người bị đái tháo đường có thể chậm lành hơn.
Tại sao vết thương ở người bệnh đái tháo đường chậm lành?
Lưu thông máu kém
Bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, gồm cả tứ chi. Cung cấp đủ máu giúp đưa oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Giảm lưu thông máu có thể cản trở quá trình này.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu bệnh đái tháo đường và mạch máu (Diabetes and Vascular Disease Research) bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao gấp đôi mắc bệnh mạch máu ngoại biên. Đây là bệnh do các mảng xơ vữa và huyết khối hình thành gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới việc cấp máu cho các chi và ảnh hưởng đến động mạch cung cấp máu cho vùng đầu. Có đến 49,7% bệnh nhân động mạch ngoại biên mắc đái tháo đường type 2.
Bệnh về thần kinh
Đái tháo đường là nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh, được gọi là bệnh lý thần kinh do đái tháo đường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện cho đến khi các triệu chứng tăng dần và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
Tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao có thể làm giảm khả năng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể phát hiện vết thương muộn hơn, vết thương nhỏ có thể tiến triển nặng hơn.
Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh đái tháo đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng và có thể cản trở quá trình chữa lành. Nhiễm trùng khiến vết thương chậm lành, thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt cụt chi.
Đường huyết cao
Lượng đường trong máu cao có thể làm suy giảm chức năng của tế bào bạch cầu trong việc chống nhiễm trùng. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài có khả năng cản trở sự sản sinh collagen và các yếu tố tăng trưởng - những thành phần quan trọng để làm lành vết thương.
Cách chăm sóc vết thương cho người bị đái tháo đường
Đường huyết ổn định quan trọng để chữa lành vết thương.
Theo dõi đường huyết
Giữ mức đường huyết bình thường rất quan trọng để nhanh lành vết thương. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cũng như có lối sống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Làm sạch vết thương đúng cách
Nhẹ nhàng làm sạch vết thương với nước và nước muối sinh lý hoặc xà phòng dịu nhẹ. Tránh sử dụng hydrogen peroxide hoặc cồn vì có thể làm chậm lành vết thương và gây kích ứng da. Lau khô lại bằng vải mềm, sạch.
Bảo vệ vết thương
Che vết thương bằng băng vô trùng để tránh nhiễm trùng. Băng vết thương cần được thay mỗi ngày hoặc khi xuất hiện bụi bẩn, ẩm ướt.
Tránh áp lực và ma sát
Giảm thiểu áp lực lên vết thương bằng cách chọn giầy dép hoặc quần áo phù hợp. Tránh đi giày chật hoặc quần áo chật có thể cọ vào và tăng ma sát lên vết thương.
Kiểm tra vết thương thường xuyên
Bạn nên kiểm tra vết thường hàng ngày để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng (nếu có) như đỏ, sưng, đau hoặc tiết dịch nhiều hơn.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc có thể làm suy giảm lưu thông máu và làm vết thương chậm lành. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn nên cố gắng bỏ thuốc hoặc tìm sự hỗ trợ để bỏ thuốc.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Với các vết thương có chỉ định thoa thuốc tại chỗ, dùng kháng sinh hoặc thậm chí phải phẫu thuật, bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, tránh tự ý ngưng hoặc tăng liều lượng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao vết thương của bạn lâu lành.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.
MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.
Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.
Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.