Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Áp xe thành sau họng - Biến chứng nguy hiểm của viêm VA

Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.

 

Áp xe thành sau họng do đâu?

Áp xe thành sau họng chính là hóa mủ hạch Gillet ở khoang sau họng. Khoang sau họng kéo dài từ nền sọ đến trung thất sau và được bao bọc cân trước sống và cân họng. Khoang sau họng chứa các chuỗi hạch bạch huyết dẫn lưu qua vòm họng. Những chuỗi hạch bạch huyết này chỉ có ở trẻ nhỏ và teo dần sau khi trẻ 8 tuổi.

Khi áp xe thành sau họng phát triển về kích thước, có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp trên và ngạt, dẫn đến tử vong.

Biểu hiện áp xe thành sau họng

Biểu hiện lâm sàng điển hình là ở trẻ dưới 8 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi. Sau viêm VA khoảng 2 tuần sẽ xuất hiện:

  •  

  • Sốt cao (thường trên 39 độ), môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác, da xanh;

  • Nuốt đau và tăng tiết nước bọt, nước bọt rất hôi, trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc;

  • Thay đổi giọng nói, tiếng khóc: Cảm giác như cổ họng bị tắc;

  • Cứng hàm;

  • Sưng cổ, hạch cổ;

  • Đau ngực (lan rộng trung thất);

  • Suy hô hấp (thở rít, thở nhanh, co rút).

Bệnh được chia ra các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu: Ban đỏ họng ở mức độ nhẹ đến trung bình và không ăn được đồ cứng;

  • Khi bệnh tiến triển, ban đỏ và sưng tấy ở họng sẽ ngày càng rõ hơn, không nuốt được nước bọt;

  • Cổ luôn có xu hướng gập lại (để giảm đau).

Áp xe thành sau họng - biến chứng nguy hiểm của viêm VA - Ảnh 2.

Áp xe là biến chứng của bệnh viêm amidan hoặc viêm mũi.

Lưu ý: Thăm khám nhẹ nhàng, nên để người bệnh nằm nghiêng và phải do bác sĩ Tai Mũi Họng có kinh nghiệm, có sẵn máy hút dịch họng, tránh vỡ sặc vào đường thở gây khó thở.

Người bệnh sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, các xét nghiệm được chỉ định là:

  • Công thức máu;

  • Cấy máu;

  • Chụp X-quang cổ nghiêng, thường được lựa chọn trong đánh giá ban đầu khi nghi ngờ áp xe sau họng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

  • Chụp CT cổ có tiêm thuốc cản quang là phương pháp hình ảnh chính xác nhất để đánh giá bệnh nhân bị áp xe sau họng. Bác sĩ lâm sàng được đào tạo về quản lý đường thở khẩn cấp nên có mặt trong khi chụp CT.

  • Bệnh nhân có thể cần phẫu thuật đường thở khẩn cấp nếu xảy ra tắc nghẽn đường hô hấp trên.

  • Siêu âm thường được dùng ở trẻ em hơn, vì nó không liên quan đến bức xạ. Với những người có kinh nghiệm, siêu âm có thể giúp xác định kích thước và vị trí của áp xe.

Điều trị áp xe thành sau họng

Áp xe thành sau họng - biến chứng nguy hiểm của viêm VA - Ảnh 3.

Áp xe thành sau họng phát triển nhanh với nhiều diễn biến phức tạp.

(Ảnh minh hoạ)

  • Áp xe thành sau họng phát triển nhanh với nhiều diễn biến phức tạp, bệnh nhân cần được đi cấp cứu và điều trị đúng cách. Việc điều trị có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa.

    Những bệnh nhân có biểu hiện tổn thương đường thở nên trích rạch dẫn lưu sớm. Không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân có áp xe hơn 3 cm có thể điều trị nội khoa đơn thuần.

    Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân phải được theo dõi đường thở cẩn thận khi điều trị áp xe sau họng, đặc biệt là trong 24 - 48 giờ đầu điều trị

Để phòng bệnh áp xe thành sau họng, cần thực hiện nguyên tắc sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt;

  • Điều trị và kiểm soát tốt các đợt viêm cấp của VA;

  • Là bệnh cấp cứu, diễn biến nhanh nên cần hội chẩn chuyên gia ngay từ đầu;

Tóm lại

Thông thường, áp xe là biến chứng của bệnh viêm amidan hoặc viêm mũi, do trẻ không được phát hiện, chữa trị dứt điểm nên vùng cổ sâu chịu nhiều tổn thương và bị nhiễm khuẩn nặng nề.

Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh cần điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tổn thương xảy ra ở tai - mũi - họng.

Bên cạnh đó, những chấn thương ngoài ý muốn xảy ra ở họng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng áp xe thành sau họng hình thành. Nếu không may mắc bệnh lao hoặc có dị vật làm tổn thương họng, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và có biện pháp chăm sóc, nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vùng cổ sâu.

Tốt nhất khi gặp một trong những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe, từ đó điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.

  • Dẫn lưu càng sớm càng tốt, tránh nhiễm độc và nhiễm khuẩn huyết;

  • Cân nhắc nạo VA sau khi điều trị áp xe thành sau họng ổn định trên 1 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao bị áp-xe quanh amidan.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm