Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 dấu hiệu suy giảm testosterone nam giới cần biết

Không chỉ ảnh hưởng đến "chuyện ấy", suy giảm testosterone cũng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung của cánh mày râu. Hormone này giúp xây dựng cơ bắp, duy trì khối lượng xương, cải thiện tâm trạng…

Theo Men's Health, testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp và thúc đẩy ham muốn tình dục. Nó cũng cần để duy trì khối lượng xương, sản xuất tế bào hồng cầu và các chức năng cơ thể khác. Các cơ quan tiếp nhận hormone thực sự tồn tại khắp cơ thể, từ não đến xương đến mạch máu.

Trong khi hầu hết đàn ông thấy suy giảm testosterone một chút theo tuổi tác, một số trường hợp có thể gặp tình trạng testosterone thấp ở độ tuổi 20 hoặc 30. Thiếu hụt testosterone được coi là một tình trạng bệnh lý và khác với sự suy giảm nồng độ testosterone do tuổi tác.

Testosterone thấp ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau, có thể biểu hiện ở thể chất, nhận thức và tình dục. 

9 dấu hiệu suy giảm testosterone nam giới cần biết - 1

Hàm lượng testosterone ở nam giới suy giảm theo tuổi (Ảnh: Health)

Theo TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sự suy giảm testosterone của người nam giới diễn ra từ từ, nhẹ nhàng hơn mỗi năm một chút. Vì thế, triệu chứng suy giảm hormone sinh dục của họ nhẹ nhàng kín đáo hơn. 

Tình trạng này có dấu hiệu rất đặc trưng, nam giới hoàn toàn có thể nhận ra. Cụ thể, một người nam giới trên 45 tuổi tự nhiên thấy nhu cầu hoạt động tình dục giảm đi, tần suất quan hệ tình dục giảm đi, ảnh hưởng đến chất lượng chức năng của dương vật- cương cứng không tốt. 

Ngoài ra, sự suy giảm testosterone cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh. Bình thường nếu nồng độ hormone đủ giúp nam giới kiểm soát được phản xạ xuất tinh tốt hơn, nhưng tự nhiên giảm đi thì phản xạ xuất tinh đến mà không thể dừng lại được. 

Suy giảm testosterone liên quan trực tiếp đến chuyển hóa đường, chuyển hóa mỡ, mỡ máu, chuyển hóa axit uric. Vì thế khi đã có suy giảm testosterone thì nó sẽ là một trong những yếu tố tiềm căn gây ra rối loạn về chuyển hóa trong giai đoạn tiếp theo. Đó sẽ là căn nguyên cho các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, TS Bắc cho biết.

Dưới đây là 9 dấu hiệu suy giảm testosterone nam giới cần biết:

Ham muốn tình dục biến mất

Bác sĩ tiết niệu Philip Werthman, Los Angeles (Mỹ) cho biết, có lẽ ảnh hưởng phổ biến nhất của tình trạng testosterone thấp là ham muốn tình dục thấp. Bên cạnh ham muốn tình dục ít hơn, đàn ông gặp phải tình trạng này cũng có thể thủ dâm ít hơn và báo cáo ít tưởng tượng và có những giấc mơ khiêu dâm hơn.

Bạn có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng

Testosterone cần thiết cho sự phát triển và duy trì chức năng cương dương ở nam giới. Testosterone giúp bạn đạt được và duy trì sự cương cứng bằng cách báo hiệu cho não kích hoạt phản ứng hóa học giúp bạn đạt được và duy trì trạng thái cương cứng. Testosterone thấp có thể gây khó cương cứng hoặc bạn có thể cương cứng tự phát.

9 dấu hiệu suy giảm testosterone nam giới cần biết - 2

Cơ bắp teo lại, hói đầu... đều có thể là triệu chứng cảnh báo mắc testosterone thấp.

(Ảnh minh họa: Everlyhealth)

Cơ bắp teo lại

Lượng testosterone dồi dào giúp xây dựng cơ bắp. Khi mức testosterone của bạn giảm xuống, cơ thể bạn sẽ chuyển sang quá trình dị hóa, phá vỡ các mô cơ thay vì xây dựng nó.

Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, những người đàn ông có mức testosterone tự do thấp có nguy cơ mất cơ do lão hóa cao gấp 2-3 lần so với những người có mức bình thường.

Dương vật có thể nhỏ lại

Nếu không có dòng testosterone ổn định, các mô ở dương vật, bìu và tinh hoàn có thể bị teo lại. Kết quả là, dương vật của bạn có thể mất chiều dài và chu vi. 

Bụng to ra

Các nhà nghiên cứu Úc nhận thấy những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt tăng 14% mỡ cơ thể và 22% mỡ nội tạng so với khi bắt đầu nghiên cứu sau một năm điều trị bằng liệu pháp ức androgen, một phương pháp điều trị làm "tắt" tác dụng của testosterone.

Theo các bác sĩ, mối liên hệ giữa béo phì và lượng testosterone thấp là một vòng luẩn quẩn. Testosterone thấp làm giảm động lực ra ngoài và làm mọi việc của bạn, điều này có thể khiến bạn tăng cân. Mỡ cơ thể dư thừa có thể thông qua sự tương tác phức tạp giữa các hormone và enzyme làm giảm mức testosterone.

Trí nhớ giảm sút

Giảm sút về trí nhớ thường xảy ra ở những người đàn ông có testosterone thấp. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, việc bổ sung testosterone có tác dụng cải thiện trí nhớ của đàn ông ở mức độ thấp.

Tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ

Một số tác dụng phụ của testosterone thấp - chẳng hạn như rối loạn chức năng tình dục và tăng cân - có thể khiến bạn cảm thấy buồn. Nhưng cũng có bằng chứng về tác động trực tiếp hơn của lượng testosterone thấp đối với tâm trạng, gây ra trạng thái trầm cảm của bạn.

Hơn nữa, các rối loạn tâm trạng như trầm cảm hoặc lo lắng có thể khởi đầu một chu kỳ rắc rối. Trầm cảm có thể ngăn chặn khả năng sản xuất testosterone của tinh hoàn, làm trầm trọng thêm vấn đề.

Xương của bạn yếu đi

Xương thực sự là mô sống, liên tục bị phá vỡ và xây dựng lại. Khi nồng độ testosterone giảm, xương của bạn bị phá vỡ nhanh hơn cơ thể bạn có thể xây dựng lại.

Do đó, bạn có nguy cơ cao bị mật độ xương thấp, loãng xương và gãy xương. Mật độ xương thay đổi khi bạn già đi và kết hợp với testosterone thấp, nó có thể khiến bạn có dáng vẻ khom lưng hoặc cúi xuống. Điều này, kết hợp với việc mất khối lượng cơ bắp có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức.

Bạn có thể bị rụng tóc

Khi già đi, bạn sẽ thấy tóc mình mỏng đi và thậm chí có thể bắt đầu hói. Nếu bạn có mức testosterone thấp, bạn cũng có thể bị rụng lông trên cơ thể và trên khuôn mặt. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng râu của mình mọc không nhanh và bạn không cần phải cạo nhiều.

Testosterone là một loại hormone quan trọng cho sự phát triển của lông trên khuôn mặt và cơ thể, vì vậy khi nó ở mức thấp, nó sẽ cản trở quá trình mọc tóc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 điều bạn chưa biết về testosterone.

Hà An - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm