Bệnh đái tháo đường liên quan đến lượng đường trong máu cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đây là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 41,5 triệu người trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng số bệnh nhân đái tháo đường đã tăng từ 10,8 triệu (năm 1980) lên 42,2 triệu (năm 2014). Ngoài ra, theo WHO, từ năm 2000 đến 2019, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường đã tăng lên 3%.
Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể gồm tim, bàn chân, dây thần kinh, mạch máu, thậm chí cả khoang miệng. Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng với các vấn đề có thể gặp như:
Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể làm giảm lưu lượng nước bọt trong khoang miệng dẫn đến khô miệng. Nguyên nhân có thể là do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt. Khô miệng có thể dẫn đến đau nhức, loét, nhiễm trùng và sâu răng.
Theo BS Sonali Kagne (khoa Nội tiết, Bệnh viện Sir HN Reliance Foundation, Mumbai, Ấn Độ): Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ làm suy yếu các tế bào bạch cầu - lớp bảo vệ chính của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể xảy ra trong miệng.
Một biến chứng khác của đái tháo đường là khiến các mạch máu dày lên, khiến bạch cầu khó đi qua và đến nơi cần thiết để chống lại vi trùng (như sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm) gây nhiễm trùng cơ thể, trong đó có khoang miệng. Bệnh viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những người mắc đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể bị bệnh viêm nha chu, viêm nướu răng thường xuyên hơn và nặng hơn.
Theo BS Kagne: Những người mắc đái tháo đường không kiểm soát tốt sẽ không lành nhanh sau phẫu thuật hoặc các thủ thuật nha khoa khác vì lưu lượng máu đến vị trí cần điều trị có thể bị ảnh hưởng.
Nấm miệng còn được gọi là candida miệng hoặc tưa miệng. Đây là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Những người mắc đái tháo đường thường xuyên dùng thuốc kháng sinh để chống lại các bệnh nhiễm trùng có nguy cơ dễ bị nhiễm loại nấm này trong miệng và trên lưỡi. BS Kagne cho biết: Loại nấm này phát triển mạnh nhờ lượng glucose cao trong nước bọt của người bệnh, có thể dẫn đến bỏng hay rộp ở lưỡi và miệng.
Những người mắc đái tháo đường hút thuốc có nguy cơ mắc nấm miệng và viêm nha chu cao hơn gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lưu lượng máu đến nướu ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương tại đây.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu và nhiễm nấm.
Mọi người cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt với người mắc đái tháo đường, gồm:
Chú ý những dấu hiệu bất thường ở miệng để thăm khám kịp thời. Để hạn chế biến chứng ở miệng do đái tháo đường, người bệnh cần:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.