Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng
Theo thống kê có khoảng 20 triệu người mắc bệnh tiểu đường nhưng chỉ có 2/3 trong số đó được chẩn đoán. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm răng miệng hay nướu hơn những người không bị tiểu đường. Không những thế, những bệnh này ở người bệnh tiểu đường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được lượng đường huyết cũng dễ gặp những vấn đề răng miệng hơn. Các tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở tuổi dậy thì và người có tuổi.
Tiểu đường và những bệnh về nướu (lợi)
Bởi vì bệnh tiểu đường làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên người bệnh có nguy cơ cao bị viêm lợi, một loại viêm nhiễm thường gây ra bởi sự khu trú của vi khuẩn trong các mảng bám. Mảng bám là phần thức ăn thừa, cứng, tích tụ ở răng cả trên và dưới lợi. Và nếu không có sự kiểm tra răng lợi thường xuyên thì chính tình trạng viêm ở lợi không được điều trị này sẽ gây ra các vấn đề của lợi (nướu) khác. Chúng có thể gây ra viêm nhiễm hay phá hủy các tổ chức xung quanh hay tổ chức nâng đỡ răng, lợi, xương hàm và chân răng.
Những vấn đề khác có thể gặp phải
Người bệnh tiểu đường có thể sẽ trải qua hội chứng nhiệt miệng và nhiễm nấm ở miệng, như tưa miệng hay nấm candida miệng. Chứng khô miệng cũng phát triển làm tăng mức độ của sâu răng. Để ngăn chặn vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn vùng miệng, các nha sĩ cần kê thuốc kháng sinh cho bạn, kê loại nước súc miệng có pha thuốc và nhiều phương pháp vệ sinh miệng thường xuyên nữa.
Làm thế nào để không mắc các vấn đề này?
Bạn hãy đảm bảo rằng sức khỏe răng miệng của mình được chăm sóc một cách chu đáo và nếu có viêm nhiễm bất kì vị trí nào ở miệng, hãy chữa trị ngay. Những bệnh nhân tiểu đường chú ý tới răng miệng của mình và kiểm soát tốt đường huyết thường không mắc các bệnh về răng nướu.
Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý là những sự thay đổi quan trọng mà những bệnh nhân tiểu đường có thể làm để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng. Hãy nói cho nha sĩ điều trị của bạn về bệnh sử tiểu đường và tình trạng hiện tại của mình. Và hãy chú ý rằng, để giữ cho răng và lợi khỏe mạnh, bạn cần quan tâm hơn đến lượng đường huyết của mình, bên cạnh đó cần đảm bảo hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu luôn ở trong trạng thái bình thường. Những điều này liên quan trực tiếp tới việc ngăn ngừa bệnh về răng nướu.
Nếu lượng đường trong máu của bạn đang ở trong tình trạng mất kiểm soát hãy nói với cả nha sĩ và bác sĩ điều trị tiểu đường của bạn.
Bạn nên đi khám vào buổi sáng vì đây là thời điểm đường huyết có xu hướng được kiểm soát tốt nhất trong ngày. Nếu bạn đã có lịch hẹn rồi, hãy ăn và uống thuốc trước khi đi. Đi khám nha sĩ trong tình trạng bình thường và lưu ý với nha sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn để giữ cho răng miệng có một sức khỏe tốt nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xét nghiệm HbA1c cho bệnh nhân tiểu đường
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.