Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Khi xuất hiện tình trạng viêm, cơ thể sẽ sản xuất ra các protein phản ứng, giải phóng vào trong máu và di chuyển tới ổ viêm để chống lại các tác nhân gây viêm.

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Có những xét nghiệm nào để đánh giá tình trạng viêm của cơ thể?

Phát hiện các protein phản ứng này sẽ giúp biết được cơ thể bạn có bị viêm hay không.  Các xét nghiệm thường dùng để phát hiện sự tăng nồng độ protein phản ứng này là: đo tốc độ máu lắng (ESR), định lượng CRP và xét nghiệm đo độ nhớt của máu (PV).

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng (ESRđược thực hiện như thế nào?

Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng, để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng, trong. Người ta sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng, đơn vị là mm/hr.

 

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu, sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó.

Bình thường tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) theo phương pháp Westergren (theo Medscaspe):

  • Ở người lớn:

                   - Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr

                   - Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:

                   - Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr

                   - Trẻ em: 3-13 mm/hr

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện như thế nào?

CRP là viết tắt của C-reactive protein, là những protein được giải phóng ở giai đoạn viêm cấp tính. Xét nghiệm CRP cho phép định lượng nồng độ protein C – một loại protein đặc hiệu được giải phóng trong quá trình viêm. Nồng độ CRP tăng lên khi bạn bị bệnh, mà nguyên nhân có thể là do bị viêm. Bạn sẽ cần phải lấy máu để thực hiện xét nghiệm CRP.

Giá trị bình thường của xét nghiệm định lượng CRP (theo Medscape): là 0-10 mg/L.

Xét nghiệm đo độ nhớt của máu được thực hiện như thế nào?

So với xét nghiệm đo tốc độ máu lắng thì xét nghiệm đo độ nhớt của máu khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng viêm. Sự tăng độ nhớt của máu là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể bị viêm ở đâu đó.

Những bệnh lý nào làm thay đổi nồng độ CRP, tốc độ máu lắng, độ nhớt của máu?

Khi cơ thể bị viêm thì tốc độ máu lắng (ESR), độ nhớt của máu (PV) và nồng độ CRP có thể đều tăng. Trong đó, ESR và PV thay đổi chậm hơn CRP trong quá trình viêm, ngay từ khi bắt đầu và khi kết thúc quá trình viêm.

Xét nghiệm ESR, CRP, PV có thể tăng trong các bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn
  • Áp xe
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một số bệnh lý về cơ và mô liên kết: Đau cơ dạng thấp, viêm động mạch thái dương, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Bỏng và tổn thương mô
  • Một số ung thư: u lympho Hodgkin, u tủy
  • Bệnh Crohn
  • Trong phản ứng thải loại tạng ghép
  • Sau phẫu thuật

Xét nghiệm tốc độ máu lắng có thể giảm trong các bệnh lý sau:

  • Suy tim, đa hồng cầu, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Các bệnh lý về gan, thận có giảm nồng độ protein

Khi nào thì cần làm các xét nghiệm này?

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm ESR, CRP, PV không đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào. Tức là, khi nồng độ của chúng tăng lên, có nghĩa là “có chuyện gì đó đang xảy ra” và cần làm thêm một số các xét nghiệm khác để biết chính xác nguyên nhân đó là gì. Ví dụ, nếu bạn không được khỏe và chưa rõ nguyên nhân gây ra là gì, khi làm xét nghiệm ESR, CRP, PV thấy kết quả đều tăng, chỉ ra có thể bạn đang bị viêm. Điều đó gợi ý cho bác sĩ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Thường thì không thể chẩn đoán chắc chắn tình trạng bệnh từ kết quả của xét nghiệm ESR, CRP, PV. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm ESR, CRP, PV và lặp lại sau một thời gian điều trị. Nếu kết quả các xét nghiệm ban đầu tăng (do nguyên nhân nhiễm trùng) và sau đó trở về bình thường khi tình trạng bệnh đã được cải thiện, thì bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm nào khác nữa.

Theo dõi tiến triển bệnh

Ví dụ, nếu bạn bị đau cơ dạng thấp, tình trạng viêm và tiến triển của bệnh có thể được đánh giá một phần thông qua kết quả các xét nghiệm này, theo nguyên tắc: nồng độ cao, bệnh tiến triển nặng. Và cũng có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị, đáp ứng điều trị tốt, nồng độ ESR, CRP, PV có thể giảm.

Cả 3 xét nghiệm đều rất hữu ích. Tuy nhiên, nồng độ CRP thay đổi nhanh hơn. Điều này là cực kỳ quan trọng trong điều trị một số nhiễm trùng nặng hoặc giai đoạn viêm cấp tính. Ví dụ, nồng độ CRP giảm sau điều trị vài ngày, chứng tỏ việc điều trị là đúng hướng, có hiệu quả. Nếu nồng độ CRP không giảm, thì có thể việc điều trị là không hiệu quả, gợi ý bác sĩ chuyển đổi hướng điều trị khác.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những phản ứng viêm bạn thường gặp mỗi ngày

Lê Văn Công - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Patien.info, Medscape
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm