Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xét nghiệm HbA1c cho bệnh nhân tiểu đường

Gần đây, có rất nhiều thông tin về “HbA1c là tiêu chuẩn vàng trong kiểm soát đường huyết” hoặc “Phát hiện đái tháo đường sớm nhờ vào HbA1C”,…

Thử nghiệm HbA1c là gì và có giá trị thế nào với người bệnh đái tháo đường và người có nguy cơ cao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu nhé.

Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c), hay là xét nghiệm glycosylated hemoglobin, là một xét nghiệm máu quan trọng để xác định xem là bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát như thế nào. Xét nghiệm này cung cấp số liệu đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng. Các bác sỹ thường chỉ định xét nghiệm này nếu nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 hoặc để theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

Chỉ số HbA1c sẽ tăng lên khi đường huyết tăng cao trong máu. Tất cả các bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm, Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn - 3 tháng/1 lần.

Xét nghiệm HbA1c và bệnh tiểu đường

Sau khi bạn ăn, carbohydrate từ thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành glucose. Glucose là một loại đường đơn được hấp thu từ ruột vào trong máu. Khi nồng độ đường huyết tăng lên sau bữa ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng một hormon là insulin, đây là hormon có vai trò điều hòa đường huyết, tạo điều kiện cho sự hấp thu glucose vào các tế bào của các mô như cơ bắp. Tế bào sẽ “đốt cháy” glucose để tạo ra năng lượng chúng cần cho mọi hoạt động chức năng.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm hoạt tính trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường máu luôn tăng cao và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm tổn thương mạch máu và các dây thần kinh. Do vậy, việc kiểm soát ổn định đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Chỉ số đường huyết cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. Còn HbA1c cho thấy tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của người bệnh trong một khoảng thời gian dài hơn (khoảng 2-3 tháng). Chỉ số đường huyết có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh tiểu đường. Còn chỉ số HbA1c có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, do vậy nó giúp bác sỹ xác định được nguy cơ có thể gặp phải các biến chứng của bệnh nhân.

Chỉ số HbA1c được tính như thế nào

Hemoglobin là một protein trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Bình thường glucose liên kết một cách tự nhiên với loại protein này. Khi mà bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt (có nghĩa là đường huyết tăng quá cao), đường sẽ tích tụ trong máu và kết hợp nhiều hơn với hemoglobin. Như vậy, lượng đường trung bình trong máu có thể được xác định bằng cách đo nồng độ hemoglobin A1c. Nếu như lượng đường huyết đã tăng cao trong vài tuần trước đó, kết quả xét nghiệm hemoglobin A1c cũng sẽ cao hơn bình thường. Số lượng hemoglobin A1c sẽ phản ánh nồng độ đường trong máu trong vài tuần trước đó, thường là trong khoảng 2-3 tháng.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Một người bình thường có HbA1c dưới 5.7%. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), một người có thể được chẩn đoán là mắc tiểu đường nếu chỉ số HbA1c của họ lớn hơn 6.5%.

Bình thường: HbA1c < 5.7%

Tiền đái tháo đường: HbA1c  trong khoảng 5.7 – 6.5%

Đái tháo đường: HbA1c > 6.5%

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c được khuyến cáo như sau để làm giảm nguy cơ dẫn tới các biến chứng:

-         Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo HbA1c nên dưới 7%

-         Hiệp hội các chuyên gia nội tiết Hoa Kỳ khuyến cáo HbA1c nên dưới 6.5%

Các khuyến cáo được đưa ra tùy thuộc vào từng cá nhân và tiền sử bệnh. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sỹ để biết chính xác được mục tiêu cần kiểm soát của chỉ số HbA1c.

Nếu chỉ số HbA1c của bạn trên 6%, bạn có thể đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Tình trạng này có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn uống và luyện tập để phòng tiến triển đến đái tháo đường thực sự.

Chỉ số HbA1c cao cũng đồng nghĩa với việc bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc mức đường huyết của bạn đang không được kiểm soát tốt. Chỉ số HbA1c càng thiếu kiểm soát trong thời gian càng dài thì nguy cơ tiến triển tới các biến chứng tiểu đường càng cao.

Mức HbA1c cao có thể dẫn tới các nguy cơ:

  • Đột quỵ và đau tim
  • Bệnh thận
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương thị giác và có thể dẫn đến mù lòa

Khi chỉ số HbA1c của bạn quá cao, bác sỹ có thể thay đổi kế hoạch điều trị để mức đường huyết của bạn được kiểm soát tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu hai loại hooc môn quan trọng đối với bệnh tiểu đường

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm