Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Yếu tố nguy cơ bất ngờ của bệnh tiểu đường typ 2

Nếu bạn không tập thể thao, và bị thừa cân nghiêm trọng hay có rất nhiều thành viên gia đình cũng bị tiểu đường typ 2, thì khả năng bạn cũng bị tiểu đường là rất rõ ràng. Nhưng, tiểu đường là một căn bệnh phức tạp và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu thêm những bằng chứng về các yếu tố nguy cơ đa dạng và phức tạp của căn bệnh này.

Yếu tố nguy cơ bất ngờ của bệnh tiểu đường typ 2

Gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng, ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường ở một số phụ nữ và uống thuốc giảm mỡ máu (statin) để bảo vệ trái tim của bạn cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường typ 2.

Mặc dù những yếu tố nguy cơ này không mạnh bằng việc bị thừa cân hay ít vận động, nhưng chúng có thể cho thấy, việc sàng lọc bệnh tiểu đường và dự phòng bệnh tiểu đường quan trọng như thế nào.

Mãn kinh sớm

Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan chỉ ra rằng, những phụ nữ mãn kinh sớm, trước tuổi 40  sẽ dễ có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 hơn. Ngược lại, những phụ nữ mãn kinh muộn, sau tuổi 55, sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn. Mặc dù nguyên nhân của sự liên quan này chưa được hiểu rõ, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tiếp xúc nhiều với hormone estrogen, và để lại hậu quả là mãn kinh muộn, có thể có tác dụng bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường. Kết quả này cho thấy rằng, tuổi mãn kinh nên được cân nhắc trở thành một yếu tố trong việc sàng lọc và dự phòng bệnh tiểu đường.

Ung thư vú

Nguy cơ bị tiểu đường thường cao hơn ở những phụ nữ bị ung thư vú mang gen BRCA1 và BRCA2. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu y tế  của hơn 6000 phụ nữ bị ung thư vú do gen và thấy rằng, mặc dù nguy cơ bị tiểu đường trước khi họ được chẩn đoán ung thư vú không tăng, nhưng sau khi bệnh ung thư vú phát triển, thì nguy cơ bị tiểu đường của những phụ nữ này sẽ tăng lên gấp đôi. Họ sẽ có thể sẽ phát triển bệnh tiểu đường sau 15 năm, kể từ khi được chẩn đoán ung thư vú.

Một nghiên cứu khác xuất bản trên tạp chí Cancer chỉ ra rằng, những bệnh nhân sống được với bệnh ung thư vú và dùng tamoxifen để điều trị ung thư sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Mối liên quan giữa ung thư vú và tiểu đường là một mối liên quan nhiều mặt, theo như lời của người đứng đầu nghiên cứu này. Có rất nhiều lý do khiến những người sống chung với bệnh ung thư vú sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn, bao gồm những yếu tố nguy cơ chung của cả 2 bệnh này như béo phì và kháng insulin, hoặc các tác dụng lâu dài của một số loại thuốc điều trị ung thư vú.

Thiếu vitamin D

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin và điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Và những người bị tiểu đường typ 2 thường có lượng vitamin D trong cơ thể thấp hơn mức trung bình, nhưng mối liên quan giữa vitamin D và tiểu đường hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chưa bị thuyết phục bởi vitamin D. Cần có một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng đáng tin cậy chứng minh được rằng, bổ sung vitamin D sẽ cải thiện lượng đường huyết và làm giảm nguy cơ tiểu đường. Trong khi cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định, thì việc chắc chắn rằng bạn có đủ lượng vitamin D lại rất dễ. Bạn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời an toàn khoảng 15 phút một ngày, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá béo và sữa bổ sung vitamin D hay uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, bổ sung vitamin D sẽ không thay thế được các khuyến cáo khác mà bác sỹ đưa ra cho bạn để kiểm soát hoặc dự phòng tiểu đường.

Chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ

Ăn một chế độ ăn không lành mạnh trong suốt thai kỳ có thể dự báo trước về nguy cơ tiểu đường của em bé trong bụng khi em bé lớn lên. Theo một nghiên cứu xuất bản trên European Journal of Clinical Nutrition, trẻ sơ sinh sinh ra từ những người mẹ có dinh dưỡng kém trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có nhiều khả năng có bất thường về đường huyết và lượng insulin hơn, dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Nhưng tin tốt là, bằng việc ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng trong thai kỳ với đa dạng các loại thực phẩm, người mẹ có thể giúp em bé trong bụng có một khởi đầu khỏe mạnh hơn.

Thuốc hạ mỡ máu (statin)

Các nhà nghiên cứu tại Anh chỉ ra rằng, những người uống thuốc hạ mỡ máu để kiểm soát lượng cholesterol có thể có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 cao hơn 14% so với những người không sử dụng loại thuốc này. Một nghiên cứu khác khẳng định rằng, ảnh hưởng của loại thuốc này với bệnh tiểu đường là có thật, nhưng chỉ là ảnh hưởng nhỏ. Những người vốn đã bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao hơn nếu họ phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu, thì lợi ích của việc dùng thuốc sẽ nhiều hơn là nguy cơ mà loại thuốc này mang lại. Điều này có nghĩa là, nếu người bệnh không nhất thiết phải uống thuốc hạ mỡ máu, thì bác sỹ và bệnh nhân nên cân nhắc không sử dụng loại thuốc này. Áp dụng những phương pháp khác giúp hạ mỡ máu có thể là một biện pháp tốt hơn.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra mối liên quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tiểu đường typ 2. Các nhà nghiên cứu tại đại học Giao Thông Thượng Hải đã tìm hiểu sâu hơn mối liên hệ này trong nhóm người Trung Quốc trưởng thành và thấy rằng, những người bị hội chứng thở tắc nghẽn khi ngủ nặng nhất sẽ có khả năng kiểm soát đường huyết kém nhất, thông qua việc kiểm tra HbA1C. Ngáy gây ra những kỳ ngưng thở, thở dốc hoặc ngạt thở trong đêm cùng với việc buồn ngủ ban ngày là những dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu này và không hài lòng với chất lượng và số giờ ngủ của mình, hãy trao đổi với bác sỹ để được tham gia vào một cuộc đánh giá chất lượng giấc ngủ.

Đồng hồ sinh học

Những “cú đêm” sẽ có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 cao hơn. Các nhà nghiên cứu tại Scandinavia chỉ ra rằng, những người được gắn mác là “người của buổi tối” thường sẽ có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 cao hơn 2.5 lần so với những người tự coi mình là “người của buổi sáng”, cho dù họ có ngủ bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu bạn có xu hướng thức dậy muộn hơn, bạn nên dần dần thay đổi thói quen ngủ của mình bằng cách đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi tuần. Tắt tất cả các thiết bị điện, bao gồm máy vi tính, điện thoại và tivi ít nhất 1 giờ trước khi ngủ để giúp cơ thể thư giãn và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn

Chất độc trong môi trường

Các chất hóa học công nghiệp tên llà phthalates có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiểu đường typ 2, theo một nghiên cứu xuất bản trên Diabetes Care. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người lớn tuổi có lượng phthalate cao trong máu  (chứng tỏ họ bị phơi nhiếm với chất hóa học này) sẽ có nguy cơ bị phá vỡ sự điều chỉnh insulin trong cơ thể. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường typ 2. Phthalate được sử dụng rất rộng rãi, từ trong các đồ nhựa cho đến các loại mỹ phẩm. Chưa có đủ bằng chứng để chứng minh rằng phthalate có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm nhựa được đánh số 3 vì đây là các sản phẩm có chứa phthalate và tìm kiếm các sản phẩm làm đẹp không chứa phthalate.

Giảm nguy cơ tiểu đường typ 2

Mặc dù những kết quả trên gây ra không ít mối lo ngại, nhưng bạn đừng quên đi những yếu tố nguy cơ truyền thống của bệnh tiểu đường typ 2: thừa cân và tiền sử gia đình, vẫn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bạn càng biết nhiều về nguy cơ của mình, bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn để kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như sức khỏe của bạn.

Thông tin thêm thamkhảo tại bài viết: Biến chứng của tiểu đường

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm