Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ.

Sự thật và hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ.

Hiểu lầm: Chứng ngưng thở khi ngủ chỉ đơn thuần là việc ngủ ngáy và không phải là vấn đề nghiêm trọng

Ngủ ngáy có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa hai tình trạng này. Người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị ngưng thở đến khoảng hơn 400 lần trong một đêm, mỗi lần ngưng thở thường kéo dài từ 10 đến 30 giây. Khi bắt đầu thở trở lại, họ sẽ thường bắt đầu bằng việc ngáy. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ của bạn và có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày.

Tất cả các yếu tố phá vỡ chu kỳ giấc ngủ sẽ có tác động rất lớn lên cơ thể và trí não. Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ liên quan đến các chấn thương khi làm việc, tai nạn giao thông, thậm chí lên cơn đau tim và đột quỵ.

Sự thật: Ngưng thở khi ngủ có thể làm tắc nghẽn việc thở

Loại phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (obstructive sleep apnea – OSA). Tình trạng này sẽ xảy ra khi lưỡi, amiđan hoặc các mô khác ở phần sau họng làm tắc nghẽn đường thở. Khi bạn cố gắng hít vào, không khí sẽ không thể đi vào được.

Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea) là loại ít gặp hơn OSA. Tình trạng này xảy ra khi não bộ không thường xuyên gửi các tín hiệu cho cơ thể để thở khi cần.

Hiểu lầm: Chỉ người cao tuổi mới bị ngưng thở khi ngủ

Các bác sỹ thống kê rằng có khoảng hơn 18 triệu người Mỹ mắc hội chứng này. Hội chứng này phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bạn sẽ dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hơn nếu bạn là nam giới, bị thừa cân béo phì, là người Mỹ gốc Phi hoặc gốc La tinh. Hội chứng này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Hiểu lầm: Rượu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn

Uống một ly rượu trước khi đi ngủ có thể làm bạn buồn ngủ nhưng nó sẽ không giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng mà cơ thể cần. Rượu có thể làm thư giãn các cơ ở phần sau của họng. Việc này sẽ làm cho đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ. Thuốc ngủ cũng có tác dụng tương tự.

Hiểu lầm: Trẻ em rất hiếm khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) thật ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khoảng 1/10 trẻ. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng đều rất nhẹ và đứa trẻ thậm chí sẽ bỏ được tật này khi lớn lên. Nhưng, một vài trẻ sẽ bắt đầu gặp các vấn đề về hành vi hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ.

Sự thật: Giảm cân có thể có ích

Bạn có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ khi bạn có một vài thay đổi về lối sống. Nếu bạn bị thừa cân, trao đổi với bác sỹ về một chế độ giảm cân. Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng cải thiện kể cả khi bạn chỉ giảm được một lượng cân nặng rất nhỏ. Nếu bạn hút thuốc, trao đổi với bác sỹ về các biện pháp có thể giúp bạn cai thuốc.

Sự thật: Nằm nghiêng về một bên có thể có ích

Nếu bạn nằm ngửa, trọng lực có thể làm các mô trong họng hạ xuống, do đó làm đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn. Thay vì như vậy, hãy nằm nghiêng sang một bên để mở họng ra. Có những loại gối đặc biệt để giữ bạn nằm nghiêng về một bên. Một số người thậm chí còn mặc áo sơ mi có khâu các quả bóng tennis ở sau lưng khi ngủ để giữ mình luôn nằm nghiêng.

Sự thật: Dụng cụ giữ khuôn miệng (mouthpiece) cũng có thể giúp ích

Nha sỹ hoặc bác sỹ tai mũi họng sẽ giúp bạn có được một dụng cụ giữ khuôn miệng vừa vặn hoặc các dụng cụ để đặt vào miệng để làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Thiếu bị này sẽ được làm riêng cho mỗi người và có thể điều chỉnh vị trí hàm dưới và lưỡi. Bạn sẽ phải ngậm nó trong khi ngủ để giữ đường thở của mình luôn mở trong khi ngủ.

Sự thật: Máy tạo áp lực dương liên lục (continuous positive airway pressure – CPAP) là một cách điều trị hiệu quả.

Máy CPAP sẽ thổi một luồng khí liên tục vào đường hô hấp của bạn. Bạn có thể điều chỉnh luồng khí đến khi nó đủ mạnh để giữ đường thở của bạn luôn mở khi ngủ. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất dành cho người trưởng thành mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn vừa và nặng.

Hiểu lầm: Phẫu thuật nếu không biện pháp nào có tác dụng

Với một số người, phẫu thuật có thể chữa khỏi được chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Một ví dụ đó là ở những trẻ em có khối amiđan lớn làm tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp này, để giải quyết vấn đề, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amiđan. Một số người trưởng thành cũng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách phẫu thuật để thu nhỏ hoặc để làm cứng các mô mềm trong họng.

Nhưng phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt với tất cả mọi người. Trao đổi với bác sỹ về tác dụng và nguy cơ của phẫu thuật trước khi bạn đưa ra quyết định.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao ngưng thở khi ngủ tăng nguy cơ tử vong?

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm