Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng với bệnh tiểu đường: hiểu thêm về chỉ số glycemic của thực phẩm

Chỉ số glycemic (GI) là một chỉ số dinh dưỡng có thể dùng để đánh giá chất lượng carbohydrate mà bạn ăn vào. Chỉ số này sẽ đo lường xem lượng carbohydrate trong một loại thực phẩm nhất định ảnh hưởng nhanh hay chậm đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn, so sánh với glucose hoặc bánh mỳ trắng (là những loại thực phẩm được coi là có chỉ số GI là 100). Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết đầy đủ về chỉ số GI.

Dinh dưỡng với bệnh tiểu đường: hiểu thêm về chỉ số glycemic của thực phẩm

Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, bạn có thể hạn chế đáng kể việc tăng đường huyết trong máu. Ngoài ra, nếu bạn ăn những thực phẩm có chỉ số glycemic cao, bạn sẽ thể sẽ thấy đường huyết của mình gia tăng một cách đáng kể.

Rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi chỉ số glycemic của thực phẩm. Những yếu tố này bao gồm thành phần của thực phẩm và việc thực phẩm được chế biến như thế nào. Chỉ số GI cũng sẽ thay đổi khi các loại thực phẩm được phối hợp với nhau.

Chỉ số GI của thực phẩm không phải dựa trên một khẩu phần ăn bình thường của một loại thực phẩm. Ví dụ, cà rốt có chỉ số GI cao, nhưng, để có được đủ chỉ số GI như vậy, bạn phải ăn khoảng gần 700g cà rốt. Một chỉ số khác cũng có thể được sử dụng là chỉ số GL (glycemic load). Chỉ số này sẽ đo lường cả tốc độ tiêu hóa và lượng carbohydrate trong một khẩu phần bình thường của một loại thực phẩm. GL có thể là một chỉ số tốt hơn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của carbohydrate trong thực phẩm lên đường huyết.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số GI của thực phẩm?

Để đánh giá chỉ số GI của thực phẩm, thực phẩm sẽ được chia thành 3 loại: thấp, trung bình và cao

  • Những thực phẩm có chỉ số GI thấp: chỉ số GI dưới 55
  • Những thực phẩm có chỉ số GI trung bình: chỉ số GI từ 56 đến 69
  • Những thực phẩm có chỉ số GI cao: chỉ số GI trên 70.

Với chỉ số GL, thì dưới 10 được coi là chỉ số GL thấp, 10 đến 20 là trung bình và trên 20 được cho là cao.

Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số glycemic của thực phẩm. Các yếu tố này bao gồm:

Tính axit của thực phẩm:

Thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao, như dưa chua, thường sẽ có chỉ số GI thấp hơn những loại thực phẩm không chứa axit. Điều này lý giải vì sao bánh mỳ được làm với axit lactic, ví dụ như bánh mì được làm từ bột chua, lại có chỉ số GI thấp hơn bánh mỳ trắng.

Thời gian nấu nướng

Thực phẩm được nấu càng lâu, chỉ số GI càng có khả năng tăng cao vì khi thức ăn được nấu chín thì các phân tử tinh bột sẽ bắt đầu bị phá vỡ.

Chất xơ

Thông thường, thực phẩm có chứa nhiều chất xơ thường sẽ có chỉ số glycemic thấp. Lớp chất xơ phủ ngoài các loại đậu và các loại hạt sẽ làm cơ thể mất nhiều thời gian hơn để phá vỡ chúng. Do vậy, những loại thực phẩm này thường có chỉ số glycemic thấp hơn so với những loại thực phẩm không có lớp chất xơ bao phủ.

Quá trình chế biến

Thông thường, thực phẩm càng thông qua nhiều công đoạn chế biến, thì sẽ càng có chỉ số glycemic cao. Ví dụ, nước ép trái cây sẽ có chỉ số GI cao hơn trái cây tươi.

Độ chín

Trái cây hoặc rau xanh càng chín, chỉ số GI càng cao.

 Mặc dù, đối với mỗi yếu tố đều sẽ có trường hợp ngoại lệ, nhưng sẽ có một số hướng dẫn chung để đánh giá ảnh hưởng đường huyết  của một loại thực phẩm nhất định lên cơ thể.

Tác dụng của chỉ số Glycemic

Ăn uống dựa trên chỉ số GI có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết sau ăn của bạn. Chỉ số GI cũng có thể giúp bạn xác định được những sự phối hợp thực phẩm nào là chấp nhận được. Ví dụ, bạn ăn một số loại trái cây và rau xanh có chỉ số GI thấp phối hợp với một loại thực phẩm có chỉ số GI cao thì sẽ kiểm soát và duy trì được lượng đường huyết tốt hơn, như là thêm các loại đậu vào cơm, bơ từ các loại hạt vào bánh mỳ hoặc ăn sốt cà chua với món mỳ pasta.

Lợi ích của việc dùng chỉ số glycemic

Lựa chọn thực phẩm có chỉ số ảnh hưởng glycemic thấp sẽ giúp bạn giữ mức đường huyết của cơ thể thấp. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận tuân theo các khẩu phần khuyến cáo. Chỉ số glycemic không chỉ dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Những người muốn giảm cân hoặc tăng cân cũng nên xây dựng thực đơn dựa trên chỉ số GI vì nó có thể giúp kiểm soát sự ngon miệng của bạn. Vì nếu mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn, thì bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn.

Nguy cơ khi ăn uống dựa trên chỉ số glycemic là gì?

Chỉ số GI giúp bạn lựa chọn được những loại thực phẩm có chứa carbohydrate chất lượng hơn. Tuy nhiên, cuối cùng, thì tổng lượng carbohydrate trong bữa ăn của bạn mới gây ra các ảnh hưởng lên lượng đường huyết trong máu. Lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt, nhưng bạn cũng nên kiểm soát tổng lượng carbohydrate mà cơ thể nạp vào. Chỉ số GI cũng không phản ánh được giá trị dinh dưỡng chung của một loại thực phẩm. Ví dụ, bỏng ngô là loại thực phẩm có chỉ số Gi ở mức trung bình, nhưng không có nghĩa là vì như vậy mà bạn chỉ sống dựa vào bỏng ngô.

Khi bạn bắt đầu thay đổi chế độ ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo rằng bạn nên gặp một chuyên gia dinh dưỡng chuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Có rất nhiều loại thực đơn có thể phù hợp với bạn. Đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về cách sử dụng chỉ số GI để có thể kiểm soát được lượng đường huyết của cơ thể bạn tốt nhất có thể.

Chỉ số GI của một số loại trái cây và rau xanh

Ăn uống khoa học là một việc rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trái cây và rau xanh là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống khoa học. Biết được chỉ số GI và GL của một số loại trái cây và rau xanh phổ biến sẽ giúp bạn lựa chọn được các loại thực phẩm yêu thích để phối hợp vào trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là chỉ số GI và GL theo khẩu phần của một số loại trái cây và rau xanh phổ biến (nguồn:  Harvard Health Publication)

Trái cây

Chỉ số GI (glucose =100)

Kích thước khẩu phần (gam)

Chỉ số GL mỗi khẩu phần

Táo

39

120

6

Chuối chín

62

120

16

Chà là khô

42

60

18

Bưởi

25

120

3

Nho

59

120

11

Cam

40

120

4

Đào

42

120

5

Đào đóng hộp thành siro

40

120

5

38

120

4

Nước ép lê đóng hộp

43

120

5

Mận khô

29

60

10

Nho khô

64

60

28

Dưa hấu

72

120

4

 

 

Rau xanh

Chỉ số GI (glucose =100)

Kích thước khẩu phần (gam)

Chỉ số GL mỗi khẩu phần

Đậu xanh

51

80

4

Cà rốt

35

80

2

Củ cải vàng

52

80

4

Khoai tây đỏ nướng

111

150

33

Khoai tây trắng luộc

82

150

21

Khoai tây nghiền

87

150

17

Khoai lang

70

150

22

Khoai mỡ

54

150

20

Điều lưu ý cho bạn

Khi bạn sử dụng chỉ số GI để xây dựng thực đơn, bạn có thể sẽ kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường của mình. Bạn cũng sẽ tìm thấy những loại thực phẩm mà bạn có thể thưởng thức được và có thể phối hợp chúng vào bữa ăn hàng ngày. Kiểm soát lượng đường huyết trong máu thông qua bữa ăn là một phần rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những siêu thực phẩm dành cho người bị tiểu đường

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn- Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm