Nhà tâm lý học Eileen Kennedy-Moore, tác giả của những cuốn sách về tâm lý tuổi trẻ cho biết, phụ huynh hãy bắt đầu bằng sự đồng cảm, nói với con rằng: “Cha, mẹ có thể hiểu được rằng con muốn giữ bạn cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu giữ bạn quá, bạn có thể khó chịu”.
Hãy khuyến khích trẻ kết thân với bạn của bạn. Nếu trẻ phản đối, hãy chỉ ra rằng nếu bạn của mình thích họ, họ phải có những phẩm chất đáng quý. Kennedy-Moore nói thêm “Khi đưa thêm những người bạn vào nhóm, nhóm sẽ giảm bớt căng thẳng.”
Chuyên gia khuyên rằng cha mẹ hãy hỏi con: “Sự khác biệt giữa người lạ, người quen và người bạn là gì? Theo con, con phân loại tình bạn này thế nào?” Con có thể nhận ra rằng bạn bè chỉ là người quen. Nếu con thất vọng, hãy giải thích cho con rằng tình bạn thật sự phải đến từ hai phía.
Nếu tình bạn của con không lành mạnh, muốn có sự can thiệp thích hợp, bạn hãy tưởng tượng đây là xung đột giữa các con của bạn. Nếu không có sự đồng cảm này, trẻ có thể sẽ chống đối vì những gì thực sự diễn ra không giống như tưởng tượng của bạn. Đồng thời, bạn hãy hiểu rằng trẻ sẽ trưởng thành và thay đổi. Có thể trẻ không đúng đắn tại thời điểm này nhưng sẽ hành động tốt đẹp hơn khi lớn lên.
Những đứa trẻ thường gặp vấn đề như đi chơi riêng cùng một nhóm bạn mà họ lại không mới mình đi ăn trưa cùng. Chuyên gia giải thích rằng tình bạn của trẻ em giống như hợp chất hóa học, mỗi trẻ em là một nguyên tử liên kết với nguyên tử khác. “Khi trẻ trong một hợp chất ổn định, chúng sẽ phát triển mà không gặp trở ngại nào. Nếu không hợp, hãy tìm một nguyên tử tự do mới hoặc một hợp chất mở cho các nguyên tử mới”.
Kennedy-Moore chia sẻ: “Chúng tôi không muốn bọn trẻ tiếp nhận những lời phàn nàn và tích tụ chúng. Dạy con bạn cách vượt qua khó khăn trong tình bạn là một việc rất quan trọng để có mối quan hệ bền chặt. Hãy khuyên con rằng, nếu sai lầm chỉ xảy ra một lần và không tiếp tục xảy ra nữa, hãy bỏ qua nó. Nếu một người bạn thực sự xin lỗi, hoặc đó chỉ là một tai nạn, một hiểu lầm thì hãy cho qua. Nếu nó đã xảy ra được một thời gian, hãy bỏ người bạn đó”.
Nếu con quá kích động, hãy hỏi chúng tại sao nó lại xảy ra và ý nghĩa của nó là gì. Kennedy-Moore nói: “Chúng có thể không thoải mái trong môi trường năng động nhưng không có nghĩa là ai đó đang ngược đãi chúng. Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cảm xúc là bản chất của vấn đề. Nghiên cứu nói rằng trẻ em có nhiều khả năng giải quyết những bất đồng bằng cách tách ra một chút rồi quay lại với nhau”.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xu hướng bạo lực ở trẻ em: nguyên nhân và giải pháp.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.