Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ bị phát ban khi mọc răng?

Cùng tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị phát ban khi mọc răng ở trẻ trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Phát ban mọc răng là tình trạng kích ứng da xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chảy nước dãi, khiến nước bọt chảy lên mặt. Chảy dãi là một triệu chứng phổ biến khi mọc răng, có thể dẫn đến những vết sưng nhỏ, màu đỏ, nổi lên trên cằm hoặc má.

Hầu hết các bé bắt đầu mọc răng từ 6 - 8 tháng tuổi. Tất cả các răng sữa phải mọc đúng vị trí khi trẻ được 30 tháng tuổi.

Khi những chiếc răng mới đâm xuyên qua nướu, nước bọt tiết ra sẽ làm mềm thức ăn của bé, giúp bé nuốt dễ dàng hơn và bảo vệ những chiếc răng mới khỏi vi khuẩn. Tuy nhiên, khi nước bọt liên tục chạm vào da dưới dạng nước dãi, nó có thể gây khó chịu và dẫn đến phát ban.

Các loại phát ban

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị phát ban và kích ứng da nhẹ. Thông thường rất khó xác định được nguyên nhân của các tình trạng phát ban thông thường. Các nguyên nhân phổ biến gây phát ban hoặc lở loét trên hoặc xung quanh mặt trẻ bao gồm:

  • Bệnh chàm: Các mảng da khô, ngứa, đỏ
  • Mụn trứng cá: Những vết sưng nhỏ màu trắng hoặc hồng trên da, không ngứa
  • Tưa miệng: Các mảng trắng trên lưỡi hoặc má trong
  • Bệnh tay chân miệng: Lở loét miệng
  • Nổi mề đay: Nổi mẩn ngứa màu hồng hoặc đỏ báo hiệu phản ứng dị ứng
Các triệu chứng của phát ban mọc răng là gì?

Phát ban khi mọc răng tạo ra những vết sưng nhỏ màu đỏ hơi nổi lên khỏi da, thường nằm trên khu vực mà trẻ chảy nước dãi. Bố mẹ có thể tìm thấy vết phát ban khi mọc răng trên cằm, má hoặc cổ của trẻ.

Đọc thêm bài viết: Cho con bú sau khi trẻ mọc răng

Ngoài phát ban nhẹ, các triệu chứng mọc răng phổ biến khác bao gồm:

  • Nướu sưng
  • Khó chịu hoặc cáu kỉnh
  • Bỏ ăn
  • Mất ngủ
  • Cắn

Mọc răng không gây sốt, tiêu chảy, sổ mũi hoặc quấy khóc không nguôi. Nếu trẻ gặp phải những triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân gây phát ban khi mọc răng

Phát ban khi mọc răng xảy ra khi nước bọt tiếp xúc thường xuyên với da. Mặc dù nước bọt rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng nhưng nó có thể gây kích ứng da của trẻ bởi vì nước bọt thường chứa những mẩu thức ăn nằm trên bề mặt da.

Ngoài ra, nước bọt cũng chứa ptyalin, một loại enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa và bảo vệ răng khỏi sâu răng. Ptyalin được biết là gây kích ứng da và gây phát ban đỏ.

Phát ban mọc răng được chẩn đoán như thế nào?

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị phát ban khi mọc răng không cần chăm sóc y tế và có thể điều trị tại nhà. Con bạn có thể bị phát ban khi mọc răng nếu nó xuất hiện trên một vùng mặt có nhiều nước bọt. Các dấu hiệu cho thấy bé đang mọc răng bao gồm chảy nhiều nước dãi, sưng nướu, khó chịu, khó ăn hoặc khó ngủ và cần phải cắn xuống các bề mặt cứng. 

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để hết đau răng vào ban đêm?

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc liệu con bạn có đang bị phát ban khi mọc răng hay không. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định xem con bạn có cần được khám hay không và nguyên nhân gì có thể gây phát ban.

Nếu con bạn có vẻ khó nuốt hoặc khó thở, hãy đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất.

Phát ban mọc răng được điều trị như thế nào?

Hầu hết phát ban khi mọc răng đều nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Phòng ngừa là cách tốt nhất để điều trị phát ban khi mọc răng. Khi con bạn đang mọc răng, hãy cố gắng lau sạch nước dãi trên mặt trẻ càng thường xuyên càng tốt. Dùng khăn mềm để lau khô nhẹ nhàng khu vực này. Điều này sẽ ngăn ngừa kích ứng da và mẩn đỏ.

Để làm dịu phát ban mọc răng, hãy xem xét các phương pháp điều trị tại chỗ sau:

  • Kem bôi da: Sử dụng kem chuyên dụng hoặc dầu bôi trơn để tạo thành một hàng rào bảo vệ giữa da và nước bọt.
  • Kem làm dịu da: Bôi kem làm dịu da và có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng giúp tạo thành một rào cản và có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sữa tắm cho em bé: Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ dành cho em bé, không có mùi thơm để giữ cho làn da của bé luôn sạch sẽ.

Tiên lượng

Phát ban khi mọc răng là một phần phổ biến trong quá trình mọc răng và hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng này vào lúc này hay lúc khác. Phát ban thường tự khỏi khi con bạn bắt đầu chảy nước dãi ít hơn.

Tới gặp bác sĩ nếu phát ban trở nên đỏ, nứt hoặc đau. Bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như chảy mủ hoặc sốt, cũng nên được báo cáo cho bác sĩ.

Xử trí

Mọc răng là một trải nghiệm khó chịu đối với trẻ sơ sinh. Để giúp con bạn đối phó với việc mọc răng, hãy cung cấp các vật dụng lạnh để làm dịu nướu của trẻ, bao gồm:

  • Vòng mọc răng mát, chắc để nhai
  • Khăn ướt, mát để làm dịu nướu
  • Thức ăn mềm, mát như sữa chua hoặc nước trái cây (nếu trẻ đã có thể ăn thức ăn đặc)

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm