Tuần khủng hoảng của bé (hay Wonder Weeks) là thời điểm trẻ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý. Nếu bình thường trẻ rất ngoan, ít khi quấy khóc thì ở giai đoạn này nhiều trẻ lại đột ngột bỏ bú, ngủ ít và hay đòi mẹ khiến bố mẹ hết sức hoang mang.
Các chuyên gia nhi khoa Hoa Kỳ đã khẳng định có một phương pháp giúp dự đoán trước tuần khủng hoảng của trẻ, họ đã tạo ra một biểu đồ dự đoán khi nào trẻ quấy khóc hay dễ chịu và các triệu chứng kéo dài trong bao lâu.
Các kết luận này dựa trên các quan sát chứ không dựa trên các nghiên cứu được kiểm chứng khoa học. Vì vậy, đừng lo lắng nếu trẻ không tuân theo đúng lịch trình này. Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều thấy rằng ý tưởng Wonder Weeks phù hợp với con của họ.
Thời kỳ khủng hoảng là một thuật ngữ tương đối, mỗi trẻ có một hành vi thể hiện sự khó chịu khác nhau. Bố mẹ cũng có thể thấy rằng các hành vi quấy khóc của trẻ thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng cần nhớ là không so sánh con bạn với những đứa trẻ khác, kể cả với anh chị em ruột.
Đối với những người làm cha mẹ lần đầu, việc xác định hành vi quấy khóc của trẻ có thể mất một chút thời gian, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu mà trẻ đang đưa ra, bạn có thể xác định được tâm trạng của trẻ và tìm ra hành vi tiêu chuẩn của trẻ.
Đọc thêm bài viết: Hỏi nhanh – Đáp gọn: Giấc ngủ của trẻ
Biểu đồ Wonder Weeks
Để sử dụng biểu đồ The Wonder Weeks, bạn cần tính tuổi của trẻ theo tuần, bắt đầu từ ngày dự sinh của trẻ. Điều này có thể khác với ngày trẻ được sinh ra. Ví dụ: Nếu trẻ dự sinh vào ngày 16 tháng 12 nhưng sinh vào ngày 20 tháng 12, bạn sẽ tính tuổi của trẻ từ ngày 16 tháng 12 cho biểu đồ này.
Hiểu về bước tiến nhảy vọt và tuần lễ khủng hoảng của trẻ
Niềm tin đằng sau những sự thay đổi tâm trạng có thể dự đoán được này là trẻ sơ sinh trải qua những bước phát triển nhảy vọt gần như đồng thời và những bước nhảy vọt này sẽ thay đổi cách trẻ nhìn nhận thế giới. Trẻ sẽ nhìn thế giới theo một cách mới và cố gắng học các kỹ năng mới có thể khiến bé trở nên choáng ngợp, sợ hãi hoặc thất vọng. Chung quy lại quá trình học tập là một công việc khó khăn!
Thời kỳ trẻ khủng hoảng cũng thường có thể khiến trẻ đeo bám bố mẹ hơn.
Có thể bạn đã quen thuộc với một số cột mốc quan trọng, chẳng hạn như trẻ có thể ngồi dậy hoặc vỗ tay. Wonder Weeks đánh dấu các mốc quan trọng hơi khác một chút. Thay vì tập trung vào một số kỹ năng, các bước tiến nhảy vọt được đặt tên liên quan đến những thay đổi đang diễn ra trong thế giới của trẻ.
Ví dụ, bước nhảy vọt thứ 2, xảy ra vào khoảng 2 tháng, là thời điểm trẻ tăng cường nhận diện các đồ vật và môi trường xung quanh. Bước nhảy vọt thứ 6 là việc trẻ có thể phân nhóm hoặc phân loại sự vật. Đối với mỗi bước nhảy vọt, có nhiều cột mốc khác nhau mà trẻ có thể đạt được.
Đôi khi mỗi em bé học được kỹ năng trong một bước nhảy vọt, nhưng không thực sự sử dụng kỹ năng này cho đến bước nhảy vọt tiếp theo. Những lần khác, trẻ có thể tập trung vào một lĩnh vực phát triển, như kỹ năng giao tiếp hoặc vận động tinh. Điều này dẫn đến việc hạn chế sự ưu tiên của các kỹ năng khác. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng mỗi trẻ có những thời điểm biết đi hoặc biết nói khác nhau.
Cách giúp trẻ vượt qua tuần khủng hoảng
Khi trẻ đang trải qua wonder weeks, việc trải qua một ngày có thể khiến bạn có cảm giác bận rộn hơn. Những công việc đơn giản như rửa bát đĩa hoặc gấp quần áo có thể mất hàng giờ. Bạn sẽ thường xuyên phải dừng công việc đang làm để dỗ dành một đứa trẻ đang quấy khóc và muốn được bồng bế. Ngoài tình trạng kiệt sức, đôi khi trẻ sẽ thức dậy nhiều hơn trong đêm khi đang trải qua một bước nhảy vọt, vì vậy bạn có thể bị thiếu ngủ.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp các bậc phụ huynh vượt qua những bước nhảy vọt của trẻ:
Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu sau sinh, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Để biết thêm chi tiết về cách phòng chống rối loạn giấc ngủ cho bé, bạn có thể gọi điện tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, website: https://viamclinic.vn/ hoặc số điện thoại 0935183939 để được tư vấn.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.