Trẻ sơ sinh cần bổ sung 400IU Vitamin D3 mỗi ngày, đây là vi chất vô cùng quan trọng với hoạt động của cơ thể:
Vitamin D3 cần thiết cho quá trình hấp thu canxi - vi chất cốt yếu để hoàn thiện và phát triển hệ xương răng của bé. Đủ Vitamin D3, bé mới có thể hấp thu canxi và phát triển chiều cao tối ưu.
Vitamin D3 còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch. Bởi đây là vi chất cần thiết cho quá trình tăng sinh các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Vitamin D3, DHA rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của bé.
DHA là thành phần chiếm tỉ lệ lớn của chất xám và võng mạc. Theo các chuyên gia, 9 tháng đầu sau sinh, não bộ của trẻ có thể phát triển gấp đôi so với lúc mới sinh và gấp 3 lần khi 3 tuổi. Mẹ cần bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não mạnh mẽ của bé trong giai đoạn này.
Bên cạnh phát triển toàn diện về trí não, thị giác, bổ sung DHA đầy đủ mang lại nhiều lợi ích lâu dài với sức khỏe của bé như: tăng cường miễn dịch và khả năng vận động cho trẻ, tăng độ nhạy của các nơron thần kinh, giúp não bộ của bé dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác hơn, giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ, …
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng này, bé vẫn có nguy cơ thiếu chất, nhất là vitamin D3. Bởi 1 lít sữa mẹ chỉ cung cấp 25IU vitamin D3, trong khi nhu cầu D3 mỗi ngày của bé 0-12 tháng tuổi lên đến 400IU.
Chưa kể đến, nhiều trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng.
Ở độ tuổi ăn dặm, tình trạng kén ăn, lười ăn, hệ tiêu hóa chưa tốt… cũng như chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cũng là những nguyên nhân khiến bé không được bổ sung đầy đủ lượng DHA và D3 cần thiết.
Do đó, ngoài sữa mẹ và chế độ ăn, mẹ đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung D3 và DHA chuyên biệt để đảm bảo cung cấp đầy đủ bộ đôi vi chất vàng này cho bé!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 bí quyết giúp con phát triển trí não của các bà mẹ Nhật Bản.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?