Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lạm dụng vitamin giảm táo bón, hại nhiều hơn lợi

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa khá phổ biến. Trong nhiều trường hợp, có thể chữa trị táo bón bằng cách điều chỉnh lối sống bằng các phương pháp tại nhà như uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tăng cường vận động…

Một số loại vitamin có thể giúp làm mềm phân, giảm táo bón. Tuy nhiên, tốt nhất nên bổ sung các vitamin này bằng thực phẩm. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, để tránh quá liều, gây hại.

1. Vitamin C

‏Vitamin C là vitamin tan trong nước có tác dụng thẩm thấu trong đường tiêu hóa, nhờ đó kéo nước vào ruột, có thể giúp làm mềm phân. Nên tăng cường trái cây giàu vitamin C như trái cây có múi (cam, quýt...), ổi, dâu tây...‏

‏Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày… Ngoài ra, loại vitamin này cũng có thể khiến một số người tăng cường hấp thu sắt từ chế độ ăn uống, làm cho tình trạng táo bón càng trở nên tồi tệ hơn.

Không những thế, vitamin C tuy ít tích lũy nhưng dùng liều cao kéo dài có thể tạo sỏi thận hoặc bệnh gout do thải nhiều urat...

2. Acid folic

‏Acid folic hay còn gọi là vitamin B9, folate, có thể giúp giảm tình trạng táo bón bằng cách kích thích sự hình thành các acid tiêu hóa. ‏

‏Nếu acid tiêu hóa ở mức thấp, bổ sung vitamin B9 sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và di chuyển phân qua ruột kết một cách dễ dàng hơn. ‏

‏Vì vậy, để cải thiện tình trạng táo bón, hãy tăng cường các loại thực phẩm giàu folate như các loại rau lá có màu xanh đậm, cà rốt, gan, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, trái bơ, dưa hấu... Nhìn chung những thực phẩm giàu folate cũng cung cấp lượng lớn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón.

Bên cạnh đó, đối với những người sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa acid folic, cần chú ý tuân thủ đúng liều lượng. Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu đại hồng cầu do thiếu vitamin B12.

Ngoài ra, acid folic cần thiết cho sự phân chia tế bào, do đó những bệnh nhân ung thư hoặc nghi ngờ mắc ung thư không được dùng acid folic để cải thiện táo bón.

3. Vitamin B12

‏Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Vì vậy, bổ sung vitamin 12 có thể cải thiện tình trạng táo bón do thiếu vi chất này. ‏

‏Một số thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn có thể cân nhắc bổ sung bao gồm cá hồi, cá ngừ, gan bò,... 

Bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm này để tăng cường lượng vitamin B12 thay vì sử dụng thực phẩm bổ sung. Cần đảm bảo bổ sung liều lượng phù hợp với độ tuổi. Khi lạm dụng gây dư thừa vitamin B12 cũng có thể gây hại như cảm giác nôn nao, choáng váng, nổi mề đay, tăng hồng cầu quá mức...‏

4. Vitamin B1

‏Vitamin B1 hay thiamine có tác dụng giúp tiêu hóa tốt. Khi lượng thiamine trong cơ thể ở mức thấp, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém, có thể gây táo bón. 

Mặc dù vitamin B1 thường khá an toàn khi sử dụng, tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ khi bổ sung quá liều như dị ứng, phát ban, khó thở...

photo-1682497545622

5. Vitamin B5

‏Vitamin B5 hay còn gọi là axit pantothenic, tan trong nước. Một nghiên cứu cho rằng dexpanthenol - chất dẫn xuất của vitamin B5 làm dịu chứng táo bón. Nó kích thích các cơ co giãn trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng.‏

‏Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để liên kết vitamin B5 với việc giảm táo bón. Hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật đều chứa axit pantothenic, do đó không cần thiết phải bổ sung vi chất này.

6. Một vài lưu ý khi bổ sung vitamin

‏Vitamin an toàn với hầu hết mọi người ở liều lượng thích hợp, tuy nhiên những đối tượng sau đây cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào:‏

  • ‏Trẻ sơ sinh: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh bổ sung vitamin để điều trị táo bón.‏
  • ‏Người bị bệnh về đường tiêu hóa: Vitamin có thể không hiệu quả nếu bạn có tiền sử các vấn đề về đường tiêu hóa.‏
  • ‏Người mắc các bệnh mạn tính: Nếu bạn có tình trạng sức khỏe mãn tính, hãy cho bác sĩ biết nếu bị táo bón. Đây có thể là phản ứng phụ của thuốc điều trị. Tự ý bổ sung vitamin có thể gây tương tác với thuốc hoặc chất bổ sung mà bạn đang dùng để điều trị bệnh mạn tính.‏

‏Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vitamin có thể gây tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi sử dụng đồng thời nhiều loại với nhau. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vitamin để giảm táo bón.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bật mí cách chữa táo bón đơn giản tại nhà.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/05/2025

    Nhận biết các triệu chứng HIV ở phụ nữ

    Các triệu chứng của HIV chủ yếu giống nhau ở cả hai giới . Nhưng có thể có một số khác biệt, đặc biệt là nếu tình trạng này không được điều trị. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới có thể gặp vấn đề về cương cứng, mất ham muốn tình dục và bị viêm trực tràng.

  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

Xem thêm