Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 cách giúp bạn xua tan những mệt mỏi trong thai kì

Tình trạng mệt mỏi khi mang thai rất thường gặp, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kì và vài tuần trước khi sinh. Bạn có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?

Bạn đang mang thai và mỗi sáng thật khó khăn để nhấc người ra khỏi giường? Một ngày của bạn kéo dài mệt mỏi và bạn không thể chờ đợi để lao lên giường ngay khi về nhà vào buổi chiều? Mệt mỏi khiến bạn căng thẳng, chán ăn và muốn ốm?

Đó là những biểu hiện thường thấy của tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

Nguyên nhân gây mệt mỏi

Mang thai cũng giống như leo núi hay chạy marathon có mang theo balo mà trọng lượng tăng dần mỗi ngày. Nói cách khác, đó là một công việc cực kỳ khó khăn mà bạn nghĩ phải trải qua một mình.

Trong suốt 3 tháng đầu của thai kì, một lượng năng lượng lớn được sử dụng để phát triển nhau thai, đó là lí do tại sao nhiều thai phụ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi xung quanh tuần thai thứ 9. Chuyển hóa của bạn càng tăng thì mức đường máu và huyết áp của bạn càng có xu hướng giảm xuống thấp. Sự biến động về tinh thần và cảm xúc cũng có thể gây ra những mệt mỏi. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn bạn bắt đàu ốm nghén, nhất là các bà mẹ mang thai lần đầu. Buồn nôn, nôn nghén, ăn kém làm cho bạn cảm thấy khó thích nghi với cơ thể mình hơn bao giờ hết.

Ở cuối 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề bước đâu, đó là phát triển nhau thai, sử dụng hóc-môn nhiều hơn và có những thay đổi về cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn, đỡ căng thẳng hơn vì lúc này dường như các biểu hiện của ốm nghén đã lùi xa, cơ thể bạn thích nghi với em bé trong bụng hơn và tâm trạng của bạn cũng ổn hơn rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc 3 tháng giữa là thời kì tái tạo lại năng lượng.

Nhưng chú ý rằng sự mệt mỏi có thể trở lại trong 3 tháng cuối, khi mà sự phát triển nhanh chóng của thai đặt ra nhiều đòi hỏi  mới cho cơ thể bạn. Bụng ngày càng to, cấu trúc lưng, bụng phải thay đổi với trọng lượng thai nhi lớn lên từng ngày sẽ khiến bạn khó ngủ hơn bởi vì phải đối mặt với các chứng ợ nóng, đau lưng, hội chứng chân không yên khi ngủ (hiện tượng 2 chân luôn trong trạng thái muốn vận động do rối loạn của hệ thống thần kinh). Đồng thời, nhu cầu dinh dưỡng tưng cao khiến bạn luôn cảm thấy đói, cần bổ sung năng lượng liên tục. Sự chèn ép của thai nhi ngày càng lớn lên bàng quang, đại tràng khiến bạn gặp nhiều bất tiện về tiểu tiện, đại tiện.

Thêm vào đó tâm lý lo lắng, khắc khoải chờ mong đứa con thân yêu chào đời khiến bạn càng bồn chồn hơn.

Tất cả, dường như bạn đã quá mệt mỏi.

Bạn có thể làm gì?

Lắng nghe cơ thể bạn: nếu bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nghỉ ngơi. Nắm bắt được khả năng của mình, không nên cố gắng làm việc quá sức. Hãy tận dụng những phút nghỉ ngơi ngắn giữa lúc bạn đang làm việc nhà, đang đi chợ, hay đang làm việc tại cơ quan. Hãy tạo cho mình một thói quen nghỉ ngơi và thư giãn bất cứ khi nào bạn mệt hoặc có thể nghỉ ngơi. 

Yêu cầu được giúp đỡ: hãy để chồng bạn biết được những mệt mỏi và chia sẻ cùng bạn. Nếu bạn bè hay gia đình có thể giúp đỡ, bạn nên sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của họ.

Ngủ nhiều hơn: nếu bạn thường xuyên buồn ngủ, hãy ngủ nhiều hơn. Nếu có thể, hãy đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn. Một giắc ngủ ngắn buổi trưa hay một chút yên tĩnh thư giãn giữa chừng sẽ mang đến những hiệu quả không ngờ đấy. 

Ăn uống hợp lí: để có đủ năng lượng, bạn cần cung cấp các thực phẩm giàu calo. Thực hiện theo các chế độ ăn uống khi mang thai, tăng cường thêm protein và carbohydrat. Hãy chắc chắn là bạn đã bổ sung đủ calo. Đừng bỏ qua những món ăn yêu thích của bạn, miễn là nó được nấu chín và an toàn cho bạn và em bé.  Đừng quên vai trò của vitamin và khoáng chất để giúp bạn khỏe mạnh hơn.

Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia nhỏ các bữa ăn, tăng số lượng các bữ ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa như trước kia là giải pháp hiệu quả giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Giải pháp bữa ăn này đặc biệt hữu ích khi bạn đang phải đối phó với chứng nôn nghén hay vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi mà dạ dày của bạn luôn bị em bé chèn ép.

Và bạn đừng quên giữ ổn định lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp bạn duy trì năng lượng bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ.

Tập luyện: chắc chắn rằng những bài tập luyện vừa phải như đi bộ, yoga, thậm chí đi bơi sẽ hữu ích hơn nhiều là nằm nghỉ ngơi trên sofa. Vì vậy, hãy đi bộ, thậm chí chỉ cần đi bộ vài vòng cũng giúp bạn cảm thấy khoan khoái hơn và ngủ ngon hơn về ban đêm. Ngủ ngon vào ban đêm sẽ đem lại nhiều năng lượng hơn vào ngày mai, bạn sẽ thức dậy với tâm trạng và cơ thể tốt hơn rất nhiều.
Nhưng hãy chú ý đừng tập luyện quá sức hoặc tập những bài tập không thích hợp cho lưng và bụng của bạn cũng hư em bé bạn đang mang.
Khi nào phải đi đến bác sỹ

Nếu bạn thấy mệt mỏi nhiều, kéo dài, dai dẳng, và bạn đã thử mọi cách mà vẫn chưa hết mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn thấy khó thở, choáng (có thể là dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt, tình trạng này gặp phổ biến và điều trị được).

Nếu bạn cảm thấy chán nản, lãnh đạm, chán ăn, lo lắng quá mức, bạn có thể đang trải qua tình trạng trầm cảm trước sinh, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Bs.Thu Nguyệt (tổng hợp từ whatoexpect)
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm