Bắt đầu bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu nên chuẩn bị dần những đồ dùng cần thiết khi đi sinh con, để có thể sẵn sàng lâm bồn bất cứ lúc nào. Bạn không nên đợi đến tận tháng cuối cùng mới chuẩn bị, bởi khi đó cơ thể rất nặng nề và việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Chưa kể nhiều bà bầu có thể gặp phải tình trạng sinh sớm, đặc biệt những người người mang thai lần đầu. Để chuẩn bị đầy đủ nhất, bạn nên lập trước cho mình một danh sách để không bị nhầm lẫn hay quên mua một vài món đồ. Dưới đây Lamsao xin tổng hợp lại những đồ dùng cần thiết khi đi sinh mà mọi bà bầu cần chuẩn bị.
Những đồ dùng cần thiết khi đi sinh:
1. Giấy tờ cần thiết
Để việc làm thủ tục sinh nhanh chóng và thuận lợi thì việc mang đầy đủ giấy tờ cần thiết là rất quan trọng. Hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Chứng minh thư nhân dân
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Hộ khẩu thường trú
- Giấy đăng ký kết hôn
Các loại giấy tờ nên photo sẵn để thuận tiện khi làm thủ tục nhập viện.
2. Các loại hồ sơ
Bên cạnh giấy tờ tùy thân thì hồ sơ sinh, sổ khám thai định kỳ, hồ sơ theo dõi sự phát triển của thai nhi, các loại giấy tờ xét nghiệm, siêu âm gần nhất… cũng nên mang theo. Bởi việc nắm rõ tình trạng của bà bầu sẽ giúp các bác sĩ có phương án thích hợp nhất để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
3. Tiền
Đi sinh con bạn không thể quên mang theo tiền. Bởi bạn cần phải tạm ứng tiền nhập viện và tiêu cho những khoản phát sinh tại bệnh viện như chi phí đi lại, ăn uống…
4. Những đồ dùng cần thiết khi đi sinh dành cho bé
- Quần áo cho trẻ sơ sinh (5 đến 7 bộ). Mặc dù thông thường trẻ sơ sinh sẽ dùng đồ của bệnh viện cấp. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên mang theo để đề phòng trường hợp bé tè hay ị mà chưa đến giờ thay đồ.
- Mũ, bao tay chân: khoảng 5 bộ. Bao tay và bao chân sẽ giúp giữ ấm cho trẻ và tránh tình trạng bé đưa tay cào lên mặt. Trước khi sắp bao tay và bao chân vào túi hành lý, mẹ nhớ lột trái toàn bộ để cắt hết chỉ thừa đi nhé. Bởi nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chỉ thừa siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.
- Tã lót: Trẻ sơ sinh sẽ tè rất nhiều lần trong ngày, nên mẹ đừng quên chuẩn bị nhiều tã lót để thay cho con, tránh để trẻ bị lạnh vì tã ướt. Có thể dùng tã giấy cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán để dễ thay hoặc tã vải chéo.
- Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con, 1 - 2 khăn mềm nhỏ để lót đầu cho bé.
- Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 - 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau cho bé và lau ngực cho mẹ.
- Băng rốn: 4-5 cái
- Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
- Bình sữa, dụng cụ cọ bình sữa (phòng khi mẹ chưa thể cho bé bú trực tiếp).
- Một vài đồ dùng khác như: rơ lưỡi, tấm lót chống thấm, kem chống hăm, ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý không được dùng những muỗng mỏng vì có thể làm rách miệng của bé.
5. Những đồ dùng cần thiết khi đi sinh dành cho mẹ
- Váy áo cho mẹ: khoảng 1-2 bộ. Tốt nhất bạn nên mang theo áo có cúc và váy rời, hoặc váy liền đóng cúc ở ngực để tiện cho con bú và giúp việc thăm khám dễ dàng hơn. Nếu bạn mặc quần thì mỗi lần bác sĩ thăm khám sẽ rất bất tiện đấy. Quá trình sinh con, bạn sẽ phải mặc váy của bệnh viện. Nhưng sau khi sinh sản phụ được phép mặc đồ mang theo. Do đó, nếu không muốn mặc đồ bệnh viện thì mẹ nhớ mang thêm váy áo của mình nhé.
- Đồ dùng cá nhân: Bàn chải, kem đánh răng, lược, khăn mặt, bao nilon để đựng đồ bẩn…
- Băng vệ sinh và bỉm người lớn: khoảng 3 chiếc băng vệ sinh loại mỏng dùng khi chuyển dạ, 5 chiếc bỉm để thấm sản dịch sau khi sinh trong 2 ngày đầu và 1 gói băng vệ sinh dày dùng cho 2 ngày tiếp theo.
- Quần lót và áo ngực cho con bú: tốt nhất là mẹ nên mang theo 1-2 gói quần lót giấy, sử dụng một lần, 1-2 cuộn giấy vệ sinh, giấy ướt. Mẹ nên mặc áo lót loại dành cho con bú để tiện lợi hơn.
- Miếng lót thấm sữa phòng khi sữa chảy nhiều, rỉ sữa.
- 2 - 3 chai nước lọc, sữa tươi để bổ sung năng lượng khi mẹ đói giữa đêm khuya và ly, muỗng… dùng để uống nước hoặc pha sữa.
- Đừng quên mang theo điện thoại di động để báo tin vui, liên lạc với người thân khi cần.
Những đồ dùng cần thiết khi đi sinh mẹ cần chuẩn bị3
Mẹ bầu cũng đừng quên sắp xếp đầy đủ những đồ dùng dành cho mình sau khi sinh nhé
6. Những đồ dùng cần thiết cho người đi chăm sản phụ
Khi bà bầu đi sinh con thường có người nhà đi cùng để chăm sóc. Do đó mà người nhà cũng cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để lưu lại bệnh viện, đặc biệt là nếu phải chăm sản phụ sinh mổ. Dưới đây là một số vật dụng nên mang theo:
- 1 - 2 bộ quần áo để thay đổi. Nên mang những bộ đồ thoải mái để thuận tiện đi lại và chăm sóc sản phụ.
- Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt.
- Dép đi trong nhà.
- Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc 2 mẹ con.
- Máy ảnh, máy quay phim, điện thoại di động… Nếu bạn chọn sử dụng dịch vụ phòng sinh gia đình, việc nhớ mang theo máy ảnh, máy quay phim để lưu lại những khoảnh khắc quý giá, như việc cắt rốn cho bé hay tiếng khóc đầu tiên. Đây có lẽ sẽ là những khoảnh khắc không thể quên trong cuộc đời của mỗi người.
Đồ dùng không cần thiết khi mang theo đi đẻ
Bên cạnh những đồ dùng cần thiết khi đi sinh, các mẹ bầu cũng cần tránh mang những loại vật dụng không cần thiết để tránh vướng víu, bất tiện.
Trang sức
Các loại trang sức sẽ gây vướng víu khi lên bàn sinh nở nên tốt nhất hãy cất hết ở nhà. Chưa kể, sau khi sinh những món đồ này có thể vô tình cào xước em bé khi bạn bế con. Ngoài ra, mang trang sức khi đi sinh cũng rất dễ bị mất vì bệnh viện là nơi đông người.
Một số vật dụng khác không nên mang
Khi đi sinh, bạn cũng tránh mang theo những đồ dễ cháy như nến, bật lửa. Không để nhiều tiền trong người, tốt nhất nên đưa cho người nhà giữ tiền.
Việc chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi đi sinh là vô cùng cần thiết. Sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng để có thể lên đường đón thiên thần của mình chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm kinh nghiệm sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội hay Phụ sản Trung ương để nắm được quy trình khi đi sinh nhé.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.