Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trong sữa chua có những vi chất dinh dưỡng nào?

Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc duy trì, nâng cao tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Trong sữa chua, người ta tìm thấy trên 10 loại vi chất dinh dưỡng.

Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển cơ thể?

Chỉ cần một lượng rất nhỏ các vi chất dinh dưỡng là có thể đáp ứng được nhu cầu cho cơ thể người ta hàng ngày, nhưng các vi chất dinh dưỡng lại có vai trò thiết yếu trong việc duy trì và nâng cao tình trạng dinh dưỡng cũng như nâng cao sức khỏe.

Trong hơn 10 năm qua, người ta đã có thêm các hiểu biết về vai trò của các vi chất dinh dưỡng trong dinh dưỡng, nhất là đối với sự tăng trưởng, phát triển và phòng chống bệnh tật ở trẻ em. Sau đây là tóm tắt những thông tin mà mọi người, nhất là các bà mẹ cần biết về một số vi chất dinh dưỡng.

Ảnh minh họa.

-Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) - là yếu tố vận chuyển O2 và CO2, phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử.

-Iod là một chất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ. Iod giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.

-Kẽm giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.

-Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

-Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phosphor để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.

-Vitamin E là một trong những chất chống ôxy hóa (anti-oxydant) chủ yếu, bảo vệ cơ thể. Vitamin E ngày càng được biết đến với những chức năng phòng chống ung thư, phòng bệnh đục thủy tinh thể, phát triển và sinh sản... mà vai trò chính là chống ôxy hóa.

-Vitamin B2 rất cần thiết cho sự phát triển, sinh sản và quá trình hô hấp tế bào. Vitamin B2 cũng rất cần thiết cho mắt, da, móng tay và tóc.

-Vitamin B12 giúp tạo hồng cầu, giữ cho các tổ chức của hệ tiêu hóa và hệ thần kinh được tốt. Thiếu B12 cùng với rối loạn chuyển hoá folat gây nên bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc các rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Các vi chất nào có mặt trong sữa chua?

Do sữa chua là một sản phẩm được sản xuất từ sữa tươi hoặc sữa bột, nên thành phần dinh dưỡng cũng bao gồm 3 chất cung cấp năng lượng là đường, đạm, béo và các vi chất dinh dưỡng. Nguồn số liệu Quốc gia về dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngoài 3 chất sinh năng lượng, các vi chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa chua bao gồm:

Có thể nói, với các thành phần và hàm lượng vi chất dinh dưỡng sữa chua Hoa Kỳ cũng như thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì một số sữa chua nhập ngoại, chúng ta hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi cho con em mình hoặc bản thân sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả một cuộc khảo sát nhanh mặt hàng sữa chua và váng sữa gần đây của Viện Nghiên cứu y - xã hội học tại một số siêu thị/cửa hàng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy: Trong số 14 loại sữa chua nhập ngoại, bên cạnh các chất đạm, đường, béo và năng lượng, hầu như không có loại sữa chua nào ghi rõ thành phần các vi chất dinh dưỡng trên bao bì. Chỉ có 4/14 ghi hàm lượng sodium, 3/15 có ghi calci và 3/15 loại có ghi vitamin D.

Thậm chí trong số 11 loại sữa chua sản xuất tại Việt Nam, hầu như không có loại nào ghi rõ các thành phần vi chất trên bao bì. Bên cạnh năng lượng và các chất đạm, đường, béo, chỉ có 3 loại sữa chua có ghi thành phần vi chất calci trên bao bì, 1 loại có vitamin D và 1 loại có vitamin C. Ngoài ra, có 1 loại sữa chua ghi số lượng probi và 1 loại có ghi thành phần DHA.

Sự tồn tại của thực trạng này có thể vì 2 lý do: Một là, vì những lý do khác nhau, các nhà nghiên cứu sản xuất đã không tiến hành các phân tích thành phần vi chất có trong sữa chua/các sản phẩm của sữa hoặc có mà không công bố. Hai là, các nhà sản xuất chưa thực hiện nghiêm các quy định về dán nhãn sản phẩm thực phẩm.

Vậy mong muốn/khuyến nghị của chúng ta là gì?

Cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn được phép nhập khẩu và lưu thông trên thị trường đối với sản phẩm sữa chua/bất kể các sản phẩm thực phẩm nào khác, trong đó có quy định về ghi rõ thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đa khoáng và vi chất trên vỏ bao bì; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định/luật về dán nhãn phụ cho các sản phẩm nhập ngoại để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Căn cứ vào vai trò của vi chất dinh dưỡng tới sự phát triển của trẻ nhỏ và khả năng có thể bổ sung các vi chất này vào sữa chua như một số nước phát triển đã thực hiện, các nhà sản xuất trong nước cần có kế hoạch nghiên cứu để có thể tăng cường/bổ sung đầy đủ hơn một số vi chất dinh dưỡng quan trọng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của sữa chua.

Đồng thời, các nhà sản xuất trong nước cần tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng thành phẩm cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định/luật về dán nhãn để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm