Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 loại thực phẩm giúp tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể

Cơ thể bạn luôn có vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, đó chính là những vi khuẩn có lợi hay còn gọi là lợi khuẩn, chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại và nấm men phát triển trong ruột của bạn. Những chủng vi khuẩn thường gặp bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.

Lợi khuẩn cũng góp phần tạo nên vitamin K là vitamin cần thiết cho quá trình đông máu bình thường, ngoài ra còn rất cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch.

Việc “chăm sóc” những con vi khuẩn này – tức là cho chúng ăn – cũng rất quan trọng. Bạn có thể làm điều đó bằng cách ăn các loại thực phẩm có chứa các sợi gọi là fructo-oligosaccharides (FOS). Bạn không thể tiêu hóa các loại sợi này, nhưng chúng lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

Dưới đây là những loại thực phẩm với công dụng giúp vi khuẩn đường ruột có lợi của bạn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Sữa chua

Sữa chua có lẽ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất được biết đến của lợi khuẩn. Ngoài lí do đó sữa chua cũng rất tốt cho cơ thể bạn bởi nó là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, protein và kali. Sữa chua với trái cây tươi, một chút mật ong và một số các loại hạt là một món tráng miệng hoặc ăn vặt hoàn hảo.

Dưa cải bắp

Dưa cải bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại lợi khuẩn, chất xơ, mangan, kali, sắt, canxi và vitamin C. Nhưng dưa cải bắp có hàm lượng natri khá cao, vì vậy nó có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang ăn kiêng muối.

Miso

Miso là một loại hỗn hợp nhão làm từ đậu nành lên men và được sử dụng để làm món súp miso. Miso có hàm lượng sắt và vitamin nhóm B cao, nhưng nó cũng có hàm lượng natri cao nên việc ăn miso là không có lợi nếu chế độ ăn của bạn đang cần cắt giảm natri và muối.

Kefir

Kefir là một thường được làm từ sữa lên men, do vậy nó có tính chất tương tự như sữa chua nghĩa là nó cũng giàu canxi và protein. Kefir cũng có thể được trộn với các chất lỏng khác để tạo nên 1 loại đồ uống, vì vậy hãy kiểm tra dán nhãn để biết về thông tin dinh dưỡng.

Kim chi

Kim chi được làm từ rau quả lên men, thường là bắp cải. Nó có một hương vị cay tuyệt vời. Kimchi là một nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, cùng với đó là chất xơ, vitamin A và C, canxi và các chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại rau họ cải.

Tempeh

Tempeh là thực phẩm được làm từ đậu nành đã được nấu chín và lên men. Nó có một hương vị hấp dẫn và được sử dụng trong các món ăn chay và thuần chay. Bên cạnh lợi khuẩn thì tempeh là một nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, magiê, kali và mangan.

Pho mát để lâu

Ăn pho mát để lâu như cheddar và gouda sẽ cung cấp cho bạn nhiều vi khuẩn có lợi cùng với  cả canxi và protein. Các loại phô mát tươi như mozzarella và feta thì không chứa lợi khuẩn.

Atisô

Atisô có nhiều chất xơ prebiotic mà lợi khuẩn cần để phát triển. Atisô còn có hàm lượng cao magiê, kali, vitamin C, và mangan và chứa ít calo.

Chuối

Chuối có nhiều chất xơ prebiotic hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn, ngoài ra còn cung cấp nhiều mangan, kali, vitamin C và vitamin B-6.

Hành tây

Hành tây sẽ giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn “hạnh phúc” và chúng chứa ít calo. Hành tây cũng rất giàu mangan, vitamin C và kali. Hẹ là 1 loại thực phẩm có hương vị tương tự như hành tây và cũng chứa lợi khuẩn.

Tỏi tây

Tỏi tây cũng có hương vị tương tự như hành tây, và cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ lợi khuẩn phát triển. Không chỉ vậy tỏi tây còn có ít calo và giàu vitamin A, vitamin C, mangan, sắt và magiê.

Tỏi

Tỏi không chỉ thêm hương vị cho nhiều món ăn ngon, nó cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn trong cơ thể. Tỏi cũng có rất nhiều lợi ích khác tốt sức khỏe.

Măng tây

Măng tây rất giàu chất xơ, trong đó bao gồm cả những loại chất xơ hỗ trợ các lợi khuẩn. Ngoài ra măng tây còn có hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất, thêm vào đó là có rất ít calo.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

Xem thêm