Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bấm huyệt chữa tiểu máu

Tiểu ra máu là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nhiễm đường niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận...

Tiểu ra máu là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nhiễm đường niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận... Người bệnh có thể phát hiện ra bệnh khi đi tiểu thấy nước tiểu có màu hồng nhưng cũng có khi khó phát hiện bằng mắt thường, chỉ khi đi khám bệnh xét nghiệm nước tiểu mới biết.

Phòng và điều trị chữa bệnh tiểu ra máu bằng Đông y cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc, bài viết dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc phương pháp bấm huyệt đơn giản trị bệnh tiểu ra máu mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Huyệt tam âm giao.

Bấm huyệt tam âm giao: Là huyệt vị giao hội với các đường kinh tỳ, can và thận, có công năng dưỡng âm, được dùng để chữa các bệnh về đường sinh dục, tiết niệu. Huyệt tam âm giao có tác dụng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận.

Vị trí: Trên mắt cá trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương sát bờ trong xương chày (từ đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn, ngang 1 khoát bàn tay).

Cách bấm huyệt: Ngồi dưới đất, hai tay gấp lại vừa tầm để hai bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt tam âm giao cùng bên. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấy phía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào vị trí huyệt. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 3-5 phút. Khi thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, nghỉ một lúc sau đó day tiếp. Mỗi ngày có thể thực hành 1-2 lần (mỗi lần 5-10 phút).

Bấm huyệt quan nguyên: Là một huyệt của tiểu trường, hội của 3 kinh âm ở chân với nhâm mạch. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Vị trí: Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể (từ rốn đến bờ trên xương mu được tính là 5 tấc).

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt quan nguyên trong 3 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị. Ngày nên bấm 1-2 lần.

Bấm huyệt đại lăng: Là nguyên huyệt, du huyệt, huyệt thứ 7 của kinh tâm bào, thuộc hành thổ, huyệt tả. Có tác dụng thanh tâm, định thần, lương huyết nhiệt.

Vị trí: Là chỗ lõm giữa 2 đường gân phía sau bàn tay (nằm chính giữa lằn chỉ cổ tay và nằm giữa 2 gân cơ ở cổ tay).

Cách bấm huyệt: Bấm huyệt cả hai bên. Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt đại lăng trong 3-5 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt kết quả điều trị nhất định.

Lưu ý: Để điều trị bệnh tiểu ra máu, người bệnh cần đến thầy thuốc để được điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bấm huyệt có tác dụng chữa triệu chứng mà không có tác dụng chữa nguyên nhân gây đái ra máu do sỏi thận, ung thư thận, ung thư bàng quang.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm