Thay đổi giấc ngủ
Nếu bạn luôn có giấc ngủ tốt nhưng đột nhiên bạn không thể chợp mắt thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, các hóc-môn T3, T4 vào máu, kích thích hệ thần kinh trung ương hưng phấn và dẫn đến mất ngủ, theo bác sĩ Hossein Gharib, chuyên gia nội tiết tại Mayo Clinic. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau một giấc ngủ đêm đầy đủ hoặc cần ngủ nhiều hơn bình thường, đó có thể là do tuyến giáp của bạn kém hoạt động và không cung cấp đủ hóc-môn.
Lo lắng, bồn chồn
Nếu bạn chưa từng phải vật lộn với cảm giác lo âu nhưng gần đây bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng thì có thể bạn đang bị cường giáp. Quá nhiều hóc-môn tuyến giáp khiến bạn dễ bị kích thích hoặc lo lắng trước những vấn đề bình thường của cuộc sống.
Thay đổi thói quen đại tiện
Thường xuyên bị táo bón có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Hóc-môn tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của ống tiêu hóa. Nếu hóc-môn này được sản xuất quá ít sẽ dẫn đến nhu động ruột bị giảm, gây táo bón. Ngược lại, cường giáp có thể khiến bạn bị đi ngoài thường xuyên hơn, mặc dù không phải là tiêu chảy.
Rụng tóc
Lông tóc của bạn thưa dần, đặc biệt là lông mày là một dấu hiệu thường gặp của bệnh lí tuyến giáp. Suy giáp hoặc cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến chu kì phát triển tóc của bạn.
Vã mồ hôi quá nhiều mặc dù bạn không hoạt động gắng sức có thể là một dấu hiệu của cường giáp. Tuyến giáp điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Khi hóc-môn do tuyến này tiết ra quá cao sẽ làm tăng chuyển hóa cơ sơ và khiến bạn luôn cảm thấy nóng.
Quần áo của bạn trở nên trật hơn bình thường
Nếu bạn bị tăng cân mặc dù không hề thay đổi thói quen ăn uống hay tập luyện của mình thì đó có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Thiếu hóc-môn tuyến giáp làm giảm sự trao đổi chất và đốt cháy calo, vì vậy, bạn sẽ tăng cân dần lên mà không giải thích được lí do.
Luôn cảm thấy đói mà không tăng cân
Bên cạnh đó, nếu bạn đột ngột giảm cân mà không có sự thay đổi lớn trong chế độ ăn và tập luyện thì có thể tuyến giáp của bạn đang hoạt động quá mức và gây tăng sự trao đổi chất. Bạn có thể luôn thèm ăn và ăn rất nhiều nhưng lại bị tụt cân thay vì tăng cân như bình thường.
Hay quên
Khi tuyến giáp của bạn hoạt động không bình thường thì có nghĩa là não bộ của bạn cũng vậy. Những người bị suy giáp có thể luôn cảm thấy mơ hồ, hay quên và mệt mỏi. Ngược lại, ở những người cường giáp thường bị giảm tập trung.
Tim đập nhanh (giống như khi bạn uống liền một lúc 5 tách cà phê)
Sự sản xuất quá mức của hóc-môn tuyến giáp làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa của cơ thể khiến bạn cảm thấy đánh trống ngực thậm chí ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cũng giống như khi bạn uống nhiều cà phê vậy.
Luôn thấy buồn ngủ
Mệt mỏi cả ngày hoặc cảm thấy cần chợp mắt ngay lập tức có thể là những dấu hiệu của suy giáp bởi cơ thể cần hóc-môn tuyến giáp để tạo ra năng lượng.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn bị ra máu nhiều hơn, kéo dài hơn hoặc quá gần nhau, có thể cơ thể của bạn đang thiếu hóc-môn tuyến giáp. Nhưng nếu chu kì của bạn ra máu ít hơn, xa nhau hơn thì lại là dấu hiệu của cường giáp.
Vô sinh hoặc sảy thai
Nếu bạn khó có thai hoặc bị sảy thai ở giai đoạn sớm của thai kì thì bạn nên đi kiểm tra hóc-môn tuyến giáp. Nếu hóc-môn này giảm thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và khiến bạn bị vô sinh, sảy thai. Nếu bạn bị suy giáp thì việc bổ sung hóc-môn tuyến giáp có thể mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị vô sinh hoặc thời kì mang thai của bạn.
Chậm phát triển ở trẻ nhỏ
Nếu bạn chú ý thấy con mình đang phát triển chậm hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi, hay kêu đau mỏi cơ bắp hoặc được giáo viên phản ánh lại là con mình thường hoảng hốt và không tập trung thì đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng suy giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Điều trị
Cả 2 vấn đề cường giáp hoặc suy giáp đều có thể điều trị được.
Nếu bạn bị cường giáp, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc để làm giảm quá trình sản xuất và giải phóng hóc-môn T3, T4. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần được phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Nếu bạn bị suy giáp, bạn cần được điều trị kéo dài bằng hóc-môn tuyến giáp tổng hợp – levothyroxin. Thuốc này sẽ cân bằng lại lượng hóc-môn của bạn và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.