Vã mồ hôi vào ban đêm là một phiền toái mà nhiều phụ nữ gặp phải, sau khi sinh khoảng một vài tuần. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng không mấy thoải mái này, làm cách nào để đối phó với nó và khi nào thì nên đi khám bác sỹ.
Hồi phục sau sinh: Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể?
Cơ thể bạn đã trải qua những thay đổi rất đáng kể trong suốt quá trình mang thai. Sau khi em bé được sinh ra, mọi thứ sẽ không trở về như lúc đầu ngay lập tức được. Bạn sẽ trải qua một số sự thay đổi về thể chất và cảm xúc, khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
Dưới đây là một số thay đổi thường gặp:
Và, đã bao giờ bạn thức dậy giữa đêm trong tình trạng quần áo hoặc chăn màn đầm đìa mồ hôi chưa? Cùng với những phiền toái khác của thời kỳ hậu sản, thì việc vã mồ hôi cũng khiến không ít phụ nữ gặp rắc rối.
Tại sao bạn lại vã mồ hôi vào ban đêm?
Vã mồ hôi vào ban đêm có thể xảy ra vì rất nhiều lý do khác nhau. Đôi khi, bạn thức dậy với cảm giác nóng và có ra mồ hôi một chút, nhưng sẽ không được coi là “vã mồ hôi” vào ban đêm. Thay vào đó, điều này chỉ có nghĩa là bạn quá nóng hoặc đắp quá nhiều chăn. Vã mồ hôi vào ban đêm có thể là một phản ứng phụ của một vài loại thuốc hoặc là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe như lo âu, cường giáp hoặc mãn kinh.
Bạn có thể bị ra mồ hôi rất nhiều trong cả ban ngày và ban đêm sau khi sinh. Đó là nhiệm vụ của các hormone. Các hormone sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ các dịch lỏng thừa đã hỗ trợ, nâng đỡ bạn và em bé trong suốt thai kỳ ra ngoài. Cùng với việc vã mồ hôi, bạn có thể nhận thấy rằng bạn sẽ tiểu tiện thường xuyên hơn. Đó cũng là một cách khác để cơ thể loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.
Vã mồ hôi vào ban đêm thường xảy ra sau khi sinh vài ngày đến vài tuần. Vã mồ hôi không phải là dấu hiệu của một vấn đề gì quá nghiêm trọng cả. Nhưng nếu tình trạng vã mồ hôi của bạn kéo dài hơn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để tìm xem liệu mình có bị nhiễm trùng hậu sản hoặc có biến chứng gì khác hay không.
Điều trị vã mồ hôi vào ban đêm sau sinh
Thức dậy trong tình trạng đầm đìa mồ hôi thật không thoải mái chút nào. Bạn có thể sẽ làm được một số việc để giúp bản thân cảm thấy thoái mái hơn, trong khi sống chung với tình trạng vã mồ hôi sau sinh. Đầu tiên, bạn nên nhớ rằng triệu chứng này sau sinh chỉ là vấn đề tạm thời. Lượng hormone và dịch trong cơ thể sẽ sớm được điều chỉnh về ngưỡng bình thường.
Ngoài ra, bạn có thể:
Uống nhiều nước: Vã nhiều mô hôi có thể sẽ khiến bạn bị mất nước. Việc uống đủ nước là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang cho con bú. Vậy làm thế nào để biết được bạn đã uống đủ nước hay chưa? Bạn sẽ nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn và nước tiểu của bạn có màu trong suốt, hoặc vàng rất nhạt. Một số bác sỹ cho rằng: khi nào nước tiểu của bạn cũng trong như nước bạn uống vào, thì đó chính là lúc cơ thể bạn đã uống đủ nước.
Thay đồ ngủ: Kể cả trước khi bạn bắt đầu vã mồ hôi, bạn vẫn có thể giữ cơ thể mình mát mẻ bằng cách mặc đồ ngủ rộng rãi, nhẹ, thoáng mát thay vì mặc những bồ đồ ngủ bí bách. Đồ ngủ làm bằng cotton hoặc các loại sợi thiên nhiên thường là lựa chọn tốt hơn những loại sợi tổng hợp vì những loại sợi thiên nhiên sẽ giúp cơ thể bạn “dễ thở” hơn.
Che phủ ga trải giường: Bạn có thể thay quần áo thường xuyên, nếu quần áo bị ướt đẫm mồ hôi. Nhưng bạn không thể thay ga trải giường thường xuyên như thay quần áo được. Do vậy, bạn nên trải lên ga trải giường một chiếc khăn, để mồ hôi của bạn sẽ thấm vào khăn, và bạn chỉ cần thay khăn, chứ không phải là thay ga trải giường. Nếu bạn dùng đệm, bạn có thể bảo vệ đệm bằng một miếng cao su hoặc nilon, trải bên dưới ga giường bình thường của bạn.
Cân nhắc về việc sử dụng bột chống mẩn đỏ: Nếu việc vã mồ hôi vào ban đêm khiến bạn gặp phải các vấn đề da liễu, bạn có thể rắc một chút bột chống mẩn đỏ không chứa talc (talc – free powder).
Khi nào nên đi khám bác sỹ?
Bạn nên liên lạc với bác sỹ nếu tình trạng vã mồ hôi vào ban đêm của bạn kéo dài hơn vài tuần sau sinh, hoặc nếu vã mồ hôi đi kèm với sốt hoặc các triệu chứng khác. Một cơn sốt có thể cho thấy rằng bạn đang bị nhiễm trùng, vì vậy, việc kiểm tra và chú ý tới các triệu chứng khác là vô cùng quan trọng.
Các biến chứng sau sinh có thể bao gồm:
Bạn nên đi khám bác sỹ ngay nếu có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:
Bạn nên tiếp tục tái khám trong vòng 4-6 tuần sau sinh để bác sỹ đảm bảo rằng bạn đang hồi phục đúng cách. Những lần khám lại này cũng là cơ hội tốt để bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc tránh thai, trầm cảm sau sinh hoặc bất cứ mối lo ngại nào khác của bạn.
Kết luận
Thức dậy vào nửa đêm để cho em bé bú, thay tã hoặc vỗ về em bé đã là rất khó khăn rồi, nhưng những việc này sẽ còn khó khăn hơn nếu bạn thức dậy mà mồ hôi ướt đẫm quần áo. Nếu bạn tin rằng việc vã mồ hôi vào ban đêm của mình là rất nghiêm trọng hoặc đã kéo dài quá lâu thì bạn nên đi khám bác sỹ. Bạn không cần thiết phải chịu đựng một mình. Cơ thể bạn vẫn đang thay đổi để chuyển từ giai đoạn mang thai sang giai đoạn hậu sản. Chăm sóc bản thân và em bé mới sinh cẩn thận, bạn sẽ sớm trở lại bình thường như trước thôi!
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.