Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lựa chọn vòng tránh thai phù hợp

Sử dụng vòng tránh thai được nhiều chị em lựa chọn do tính thuận tiện và hiệu quả tránh thai cao.

Lựa chọn vòng tránh thai phù hợp

Bên cạnh đó, có những phụ nữ không được sử dụng thuốc tránh thai, hoặc không muốn dùng hoặc cảm thấy bất tiện khi luôn phải uống thuốc tránh thai đúng giờ... Trong những trường hợp này, dùng vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tốt để thay thế cho thuốc tránh thai.

Vòng tránh thai là dụng cụ thường có hình chữ T mà bác sỹ đặt trong tử cung của bạn. 

Phụ thuộc vào loại vòng tránh thai bạn đặt, mà tác dụng tránh thai của vòng tránh thai sẽ khác nhau, nhưng có thể lên đến 10 năm. Chi phí để đặt vòng tránh thai có thể sẽ cao hơn so với việc dùng thuốc tránh thai, nhưng một khi bạn đã đặt vòng, thì bạn sẽ không còn phải lo nghĩ về việc uống thuốc hàng ngày hay mang thai nữa.

Vòng tránh thai có 2 loại là vòng tránh thai bằng đồng hoặc vòng tránh thai hormone. ParaGard là một ví dụ về vòng tránh thai đồng. Mirena, Skyla, Liletta là những ví dụ về vòng tránh thai hormone. Dưới đây là những thông tin tổng hợp về vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai hormone, cơ chế tác dụng và các phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng hai loại vòng tránh thai này.

Vòng tránh thai hormone

Có 3 nhãn hiệu vòng tránh thai hormone đang có trên thị trường là Liletta, Mirena và Skyla.

Một khi được đặt trong tử cung, loại vòng tránh thai này sẽ giải phóng một lượng nhỏ hormone progestine một cách từ từ. Vòng tránh thai hormone có thể được sử dụng để ngăn chặn sự rụng trứng hoặc ngăn chặn sự giải phóng trứng từ buồng trứng. Hormone này cũng làm lớp dịch cổ tử cung dầy lên để ngăn chặn tinh trùng bơi đến gặp trứng, và làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để ngăn chặn trứng đã thụ tinh làm tổ.

Ngoài việc tránh thai, vòng tránh thai hormone cũng có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn nhẹ hơn và giảm đau bụng khi đến kỳ. Mirena và Liletta có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn biến mất hoàn toàn.  Trong vòng 3-6 tháng đầu tiên sau khi đặt vòng, bạn sẽ không thể dự đoán được khi nào thì mình sẽ đến kỳ.

Skyla và Liletta sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong vòng 3 năm. Mirena có thể có tác dụng tránh thai trong vòng 5 năm.

Vòng tránh thai hormone có thể gây ra những tác dụng phụ tương tự như viên uống tránh thai, bao gồm:

  • Căng tức ngực
  • Sưng đau ngực
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Thay đổi cảm xúc
  • Tăng cân
  • Nổi mụn

Vòng tránh thai đồng

ParaGard là một loại vòng tránh thai được phủ dây đồng. Một khi đã đặt vòng, nó sẽ có tác dụng lên tới 10 năm.

ParaGard có thể được dùng như một dạng tránh thai khẩn cấp sau khi bạn quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Nếu bạn đặt vòng tránh thai trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ hoặc có sử dụng biện pháp bảo vệ nhưng không thành công thì việc dùng vòng tránh thai đồng có thể có tác dụng tránh thai gần như 100%.

Bạn có thể sẽ có chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn hoặc đau bụng kinh nhiều hơn khi sử dụng vòng tránh thai ParaGard. Sau vài tháng đặt vòng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ nhẹ hơn một chút.

Các tác dụng phụ của vòng tránh thai ParaGard bao gồm:
  • Thiếu máu
  • Đau lưng
  • Đốm xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục

Điểm giống nhau giữa các loại vòng tránh thai

Cả vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai hormone đều có tác dụng tránh thai bằng việc gây ảnh hưởng lên sự di chuyển của tinh trùng và ngăn không cho tinh trùng đến gặp trứng.

Hai loại vòng tránh thai này có hiệu quả tương tự nhau. Tỷ lệ mang thai khi đang đặt vòng của 2 loại vòng tránh thai này là dưới 1% trong suốt những năm đặt vòng.

Mặc dù mỗi loại vòng tránh thai có tác dụng tránh thai trong khoảng thời gian khác nhau, nhưng chúng có thể được tháo ra bất cứ khi nào. Thông thường, những phụ nữ muốn tháo vòng tránh thai là những phụ nữ muốn sinh thêm con hoặc cảm thấy không thoải mái với những tác dụng phụ của vòng tránh thai mang lại.

Điểm khác biệt giữa các loại vòng tránh thai

Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại vòng tránh thai này là, một loại sẽ giải phóng hormone, còn loại kia thì không. Ngoài việc ngăn chặn tinh trùng đến gặp trứng, vòng tránh thai hormone còn làm dày lớp chất nhầy cổ tử cung, làm mỏng lớp niêm mạc tử cung và ngăn chặn sự rụng trứng.

Mỗi loại vòng tránh thai sẽ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Skyla và Liletta có tác dụng trong 3 năm, Mirena là trong vòng 5 năm và ParaGard là trên 10 năm.

ParaGard sẽ bắt đầu có tác dụng ngay sau khi bạn đặt vòng. Nhưng đối với Mirena, Skyla và Liletta thì phải sau khi đặt vòng 1 tuần chúng mới bắt đầu phát huy tác dụng. Bạn có thể sẽ phải sử dụng thêm một biện pháp tránh thai dự phòng, trong 1 tuần đó, nếu có quan hệ tình dục.

Vòng tránh thai hormone sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn nhẹ hơn và giảm đau bụng kinh. Trong khi, với vòng tránh thai đồng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ nặng lên tạm thời và bạn sẽ bị đau bụng kinh nhiều hơn bình thường.

Các yếu tố nguy cơ cần cân nhắc

Vòng tránh thai là tương đối an toàn, nhưng không phải sẽ thích hợp cho tất cả phụ nữ. Bạn không nên đặt bất cứ loại vòng tránh thai nào nếu bạn:

  • Mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị viêm vùng chậu gần đây
  • Bị ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung
  • Bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Có vấn đề về tử cung, như u xơ tử cung, vì việc này sẽ làm việc đặt vòng khó khăn hơn
  • Bị các bệnh về gan
  • Đang mang thai

ParaGard có thể làm tăng nguy cơ bị viêm vùng chậu của bạn. Và cũng bởi vì ParaGard có chứa đồng, nên bạn sẽ không nên sử dụng loại vòng tránh thai này nếu bạn bị dị ứng với đồng. Bạn cũng nên tránh sử dụng vòng tránh thai đồng nếu bạn bị bệnh Wilson – một căn bệnh làm cho nguyên tố đồng tích tụ lại trong cơ thể.

Sau khi đặt vòng tránh thai

Bác sỹ sẽ tiến hành đặt vòng tránh thai qua âm đạo và tử cung của bạn, sử dụng một thiết bị chuyên dùng. Quá trình đặt vòng sẽ diễn ra trong khoảng 10 phút. Trong suốt quá trình này, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau bụng hoặc chóng mặt.

Vòng tránh thai có một sợi dây nối. Sợi dây này sẽ giúp bạn kiểm tra được liệu vòng tránh thai có đang ở đúng vị trí hay không, nó cũng có thể giúp bác sỹ trong quá trình tháo vòng.

Sau khi đặt vòng, bạn có thể sẽ xuất hiện các phản ứng phụ tạm thời, ví dụ như:

  • Đau bụng, giống đau bụng kinh
  • Đau lưng
  • Chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn
  • Xuất huyết giữa các chu kỳ
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn rất hiếm gặp, nhưng có thể bao gồm:

  • Viêm vùng chậu
  • Vòng tránh thai rơi ra ngoài hoặc di chuyển vị trí
  • Thủng niêm mạc tử cung

Điều cần nhớ

Trước khi quyết định sử dụng vòng tránh thai hoặc bất cứ biện pháp tránh thai nào khác, bạn nên trao đổi với bác sỹ về lợi ích và nguy cơ của các biện pháp tránh thai. Cân nhắc đến chi phí, sự tiên dụng và các phản ứng phụ của các biện pháp tránh thai mang lại cũng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định.

Nếu bạn thử dùng vòng tránh thai và cảm thấy rằng nó không phù hợp với mình, bạn có thể gặp bác sỹ để tháo vòng ra. Có vô số các biện pháp tránh thai khác, và bác sỹ có thể đưa ra cho bạn những lựa chọn khác, phù hợp với bạn hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vòng tránh thai có thể gây nhiễm trùng không?

Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm