Hội chứng rối loạn hấp thu bao gồm hàng loạt các rối loạn do ruột không hấp thu hiệu quả một số chất dinh dưỡng vào máu, có thể gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (như protein, tinh bột và chất béo), các vi chất (như vitamin và chất khoáng), hoặc cả hai.
Nguyên nhân
Protein, tinh bột, chất béo, và hầu hết các chất lỏng được hấp thu ở ruột non. Hội chứng rối loạn hấp thu xảy ra khi có một yếu tố cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng của ruột.
Các nguyên nhân có thể gặp là bệnh lí viêm hoặc chấn thương niêm mạc ruột. Đôi khi, tình trạng này có thể là hậu quả của sự suy giảm sản xuất các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hoặc do sự nhào trộn không hợp lí của thức ăn với enzym và acid trong dạ dày.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn và gây ra hội chứng rối loạn hấp thu bao gồm:
Có một vài nguyên nhân ít gặp khác có thể gây ra hội chứng rối loạn hấp thu. Ví dụ như hội chứng ruột ngắn, có thể là do dị tật bẩm sinh hoặc do phẫu thuật, dẫn đến diện tích bề mặt của ruột giảm, cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột.
Một rối loạn khác có thể kể đến là bệnh viêm ruột nhiệt đới, thường gặp ở Nam Á, Caribe và Ấn Độ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm thiếu máu, tiêu chảy, loét lưỡi và sụt cân. Bệnh liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như độc tố trong thức ăn, nhiễm trùng hoặc kí sinh trùng.
Hiễm gặp hơn là bệnh Whipple, gặp ở nam giới trung niên, gây ra bởi nhiễm trùng và thường gây đau bụng co thắt và các triệu chứng như:
Triệu chứng
Những trẻ bị rối loạn hấp thu có thể tránh ăn một số loại thức ăn nhất định, ảnh hưởng đến sự phát triển, dẫn đến cân nặng thấp so với những trẻ cùng lứa tuổi.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ của hội chứng rối loạn hấp thu bao gồm:
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể nghĩ đến hội chứng rối loạn hấp thu khi một bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, thiếu các chất dinh dưỡng và sụt cân mặc dù có một chế độ ăn lành mạnh. Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:
Xét nghiệm phân
Đây là xét nghiệm để đo lượng chất béo trong phân, là bằng chứng đáng tin cậy nhất vì chất béo luôn xuất hiện trong phân của những bệnh nhân này.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin D, folat, sắt, canxi, caroten, phospho, albumin và protein. Sự thiếu hụt một trong số các vitamin này không có nghĩa là bạn bị hội chứng rối loạn hấp thu hoặc những trị số bình thường cũng không thể khẳng định là bạn không mắc bệnh.
Test thở
Test thở được sử dụng trong hội chứng không dung nạp lactose. Khi lactose không được hấp thu, các vi khuẩn trong ruột sẽ chuyển hóa nó và sản xuất ra khí hydro. Sự xuất hiện của khí hydro trong hơi thở sau khi ăn các sản phẩm có nguồn gốc lactose có thể chỉ ra tình trạng không dung nạp lactose.
Sinh thiết
Sinh thiết sẽ được bác sĩ chỉ định nếu họ nghi ngờ bạn có bất thường ở niêm mạc ruột.
Điều trị
Thay thế các chất dinh dưỡng và chất lỏng không được hấp thu là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Các điều trị đặc biệt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như, nếu bạn không dung nạp lactose, bạn nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc uống các viên enzym lactase. Nằm viện chỉ được yêu cầu trong những trường hợp cực kì nặng.
Nếu bạn được chẩn đoán hội chứng rối loạn hấp thu, hãy hỏi bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày những thức ăn giàu tinh bột, chất béo, protein, vitamin và chất khoáng. Bạn cũng cần chú ý phát hiện các dấu hiệu của mất nước như chóng mặt, mệt mỏi, khô da, khô miệng, lưỡi, khát nhiều và tiểu ít… để có thể bổ sung dịch kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu quả của hội chứng rối loạn ăn – ói đối với cơ thể
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.