Nguyên nhân và hậu quả của dậy thì sớm
Phần lớn trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm không cần thiết phải điều trị. Ở những trẻ cần điều trị, mục tiêu điều trị thường hướng đến làm chậm lại quá trình này.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân của dậy thì sớm và những ảnh hưởng của dậy thì sớm lên con bạn.
Dậy thì sớm là gì?
Trung bình, tuổi dậy thì bắt đầu ở các bé gái trong độ tuổi từ 8 đến 13 tuổi, ở các bé trai là từ 9 đến 14 tuổi.
Bác sỹ sẽ chẩn đoán dậy thì sớm khi quá trình hết sức tự nhiên này diễn ra sớm hơn độ tuổi dậy thì nói trên và tiếp tục diễn biến qua thời kỳ tăng trưởng và trưởng thành xương mà không rõ lý do. Dậy thì sớm nếu bé gái có các dấu hiệu chính của tuổi dậy thì và tiếp tục phát triển trước 7 tuổi và với bé trai là trước 9 tuổi. Tại Mỹ, cứ 5.000 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị ảnh hưởng của dậy thì sớm.
Có 2 dạng dậy thì sớm, đó là dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi.
Dậy thì sớm trung ương là dạng phổ biến hơn. Quá trình này được nhận ra với các biểu hiện thông thường của tuổi dậy thì, nhưng xảy ra sớm hơn. Tuyến yên chịu trách nhiệm sản xuất ra hormone, được gọi là các hormone điều hòa tuyến sinh dục (gonadotropins). Những hormone này sẽ kích thích tinh hoàn hoặc buồng trứng tạo ra các hormone sinh dục, như testosterone hoặc estrogen. Đây là những hormone sinh dục tạo ra những thay đổi thể chất và tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì, ví dụ như việc phát triển ngực ở các bé gái.
Dậy thì sớm ngoại vi là một dạng dậy thì sớm khác, hiếm gặp hơn. Hormone estrogen và testosterone gây ra các biểu hiện của dậy thì. Nhưng não và tuyến yên không chịu trách nhiệm cho việc này. Đây thường là vấn đề cục bộ tại buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận hoặc do suy giáp nặng.
Có một số tình trạng khác gây ra các biểu hiện cũng giống như dậy thì sớm và đôi khi có thể gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh, thậm chí là cả các bác sỹ nhi khoa, nhưng thật ra đó không phải là dậy thì sớm. Ví dụ như:
Rất nhiều chuyên gia nói rằng, tuổi dậy thì đang bắt đầu sớm hơn, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, tuổi trung bình để bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt thì vẫn gần như không đổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay các dấu hiệu dậy thì, như phát triển vú, đang xảy ra sớm hơn khoảng 1 năm so với thời điểm 10 năm trước đây.
Dấu hiệu của dậy thì sớm
Dấu hiệu của dậy thì sớm và dậy thì thông thường khá giống nhau. Điểm khác nhau chỉ là về mặt thời gian xuất hiện các biểu hiện dậy thì. Các dấu hiệu bao gồm:
Với bé gái:
Với bé trai:
Phát triển xương tăng vọt là một dấu hiệu khác của dậy thì sớm ở cả bé trai và bé gái.
Nguyên nhân của dậy thì sớm trung ương
Trong đa số trường hợp, các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác của tình trạng dậy thì sớm trung ương, đặc biệt là ở bé gái.
Đôi khi, tình trạng dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân là do các vấn đề về y học. Các nguyên nhân tiềm ẩn thường rất phổ biến ở các bé trai dưới 6 tuổi, đặc biệt là nếu như các dấu hiệu dậy thì phát triển rất nhanh, bao gồm:
Các nguyên nhân này có vẻ đáng lo ngại. Nhưng may mắn rằng, chỉ có một số lượng rất ít các trường hợp dậy thì sớm ở bé trai là dậy thì sớm trung ương gây ra do các vấn đề sức khỏe kể trên. Ở các bé gái, rất hiếm khi dậy thì sớm có nguyên nhân là do các vấn đề sức khỏe nói trên.
Các yếu tố liên quan đến dậy thì sớm
Trong khi các vấn đề sức khỏe không thật sự là nguyên nhân của dậy thì sớm thì có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc dậy thì sớm, bao gồm:
Giới tính: Các bé gái thường có nguy cơ phát triển dậy thì sớm trung ương cao gấp 10 lần so với các bé trai.
Gen: Đôi khi, dậy thì sớm có nguyên nhân là do các đột biến về gen, dẫn đến sự giải phóng hormone sinh dục sớm. Thông thường, những trẻ này sẽ có cha mẹ hoặc anh chị em có cùng bất thường về gen giống như vậy.
Chủng tộc: Các nghiên cứu không lý giải được, nhưng nhìn chung, các bé gái Mỹ - Phi thường sẽ bắt đầu tuổi dậy thì sớm hơn khoảng 1 năm so với các bé gái người da trắng. Một số chuyên gia cho rằng, tuổi dậy thì chỉ nên được coi là sớm ở những bé gái Mỹ - Phi nếu nó xảy ra trước 6 tuổi.
Được nhận nuôi bởi cha mẹ ngoại quốc: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các trẻ được nhân nuôi bởi cha mẹ ngoại quốc có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn khoảng 10-20 lần.
Béo phì: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có một mối liên quan giữa béo phì ở các bé gái và việc gia tăng nguy cơ dậy thì sớm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết chính xác mối liên quan này là gì. Và béo phì dường như không có mối liên quan nào với việc dậy thì sớm ở các bé trai.
Hậu quả của dậy thì sớm
Với trẻ em, dậy thì sớm có thể gây ra các vấn đề về thể chất cũng như tâm lý. Bao gồm:
Tầm vóc thấp: Trong khi trẻ em dậy thì sớm thường cao hơn so với bạn bè cùng ở thời điểm bắt đầu dậy thì, nhưng một số trẻ sau này sẽ có tầm vóc thấp hơn so với mức trung bình khi ở tuổi trưởng thành. Bởi vì, một khi tuổi dậy thì kết thúc, quá trình tăng trưởng cũng sẽ ngừng lại. Và bởi vì dậy thì sớm kết thúc sớm hơn so với tuổi dậy thì bình thường, những trẻ này sẽ ngừng phát triển ở độ tuổi sớm hơn. Đôi khi, việc này sẽ làm cho trẻ lùn hơn, nếu so sánh với việc cùng đứa trẻ đó nhưng dậy thì bình thường.
Hoạt động tình dục sớm: Mặc dù điều này có thể sẽ làm các bậc cha mẹ lo lắng, nhưng chưa có bằng chứng mạnh mẽ chứng minh rằng những trẻ dậy thì sớm thì sẽ bắt đầu các hoạt động tình dục ở lứa tuổi sớm hơn.
Căng thẳng: Kể cả khi dậy thì xảy ra khi ở tuổi bình thường là 12 tuổi, thì dậy thì cũng là một quá trình rất rắc rối đối với các bé. Nó có thể gây ra tình trạng căng thẳng cho các bé nhỏ tuổi hơn khi bị dậy thì sớm. Các bé sẽ cảm thấy rất kỳ lạ vì trông khác với bạn bè đồng trang lứa. Có kinh nguyệt sớm có thể đáng lo ngại với những bé gái từ 9 tuổi trở xuống hoặc với những bé bị chậm phát triển. Cha mẹ có thể giúp đỡ các bé bằng cách dạy bé trước về những thay đổi có thể sẽ diễn ra.
Các nguy cơ khác: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa dậy thì sớm ở bé gái và việc tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú khi trưởng thành. Tuy nhiên, bằng chứng này chưa rõ và cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh cho luận điểm này.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Làm cha mẹ, lo lắng về việc dậy thì sớm của con mình là điều hết sức bình thường. Nếu con bạn có những dấu hiệu của dậy thì sớm, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nội tiết nhi khoa. Tuy nhiên, cả cha mẹ và các bé không nên quá lo lắng và sợ hãi khi được chẩn đoán dậy thì sớm, các bác sỹ sẽ chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho các bé.
Dưới đây là một số điều nên ghi nhớ:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dậy thì sớm ở trẻ em gái đang trở nên phổ biến hơn?
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.