Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thời kì dậy thì ở con trai

Ở thời kì tiền dậy thì, lượng cơ bắp và râu của con trai rất ít.

Khi bước sang độ tuổi từ 9 tới 16, hầu hết các chàng trai sẽ bước vào giai đoạn dậy thì. Đó là thời gian của sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần (cảm xúc). Con trai thường được học về giai đoạn dậy thì thông qua các chương trình giáo dục ở trường học, các phương tiện truyền thông và thông qua việc nói chuyện với bạn bè.

Thời gian này, người mẹ và chuyên gia y tế, tâm lý (nếu có) đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra lời khuyên đúng đắn cho trẻ. Con bạn có thể muốn biết về chiều cao của trẻ trong tương lai, tại sao giọng nói của trẻ lại thay đổi hoặc khi nào trẻ có thể cạo râu lần đầu tiên. Con trai thường bắt đầu dậy thì muộn hơn con gái 2 năm. Điều đó có thể làm cho con bạn cảm thấy bực mình vì nhìn thấy con gái trưởng thành và phát triển cao hơn họ.

Định nghĩa của dậy thì: dậy thì là khái niệm dùng để chỉ thời kì chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành của con người với những biến đổi quan trọng về cơ thể và tâm sinh lí giúp mỗi chúng ta có khả năng đảm nhiệm thiên chức giới tính của mình.

Những điều cần biết về giai đoạn dậy thì của trẻ

Trong giai đoạn dậy thì, sự thay đổi về thể chất và tinh thần có thể làm cho con trai cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Bạn nên giải thích cho con bạn về giai đoạn này và các tác động có thể làm thay đổi tâm sinh lí của con bạn. Con trai bắt đầu dậy thì ở các độ tuổi khác nhau. Có thể bắt đầu sớm từ năm 9 tuổi hoặc muộn hơn tùy từng trẻ. Ở độ tuổi 16, hầu hết các chàng trai đã phát triển đầy đủ. Quá trình dậy thì diễn ra trong vài năm và có các thay đổi xảy ra như:

  • Thay đổi về thể chất

Con trai của bạn sẽ nhận thấy sự phát triển của cơ thể thông qua bàn tay và bàn chân trước tiên. Bàn tay và chân của con trai sẽ to hơn và có thể làm cho chúng trở nên vụng về hơn. Sau đó, con bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu về việc tăng chiều cao. Nếu chúng bị thừa cân ở giai đoạn trước đó thì trong thời kì dậy thì, cùng với việc tăng chiều cao, con bạn có thể nhìn trông thon gọn hơn. Khi cậu bé hết tuổi dậy thì, nó có thể cao thêm 35cm và nặng thêm 18kg.

Ngoài ra, con trai bạn cũng có thể thay đổi một vài bộ phận khác như cổ có thể dày hơn, vai và hông rộng hơn. Xương mặt con bạn cũng có thể thay đổi và phần xương hàm cũng trở nên rõ ràng hơn. Con trai sẽ bắt đầu nhìn giống một người đàn ông, không chỉ ở ngoại hình bên ngoài mà còn ở giọng nói. Đây là thời kì con trai bắt đầu vỡ giọng. Giọng nói của con sẽ trầm và sâu hơn giống người trưởng thành.

Phần lông trên cơ thể con trai bạn cũng bắt đầu xuất hiện và nó trở lên dày hơn khi chúng gần kết thúc giai đoạn dậy thì. Một lượng nhỏ lông bắt đầu xuất hiện ở phần dưới cánh tay. Phần lông trên chân và cánh tay sẽ trở lên rõ hơn và chúng sẽ bắt đầu nhận thấy phần lông vùng dương vật xuất hiện. Con trai của bạn cũng có thể bắt đầu cạo râu mỗi tuần một lần trong vài năm đầu tiên của trung học phổ thông. Con bạn cũng có thể nhìn thấy việc gia tăng số lượng mụn, mồ hôi và mùi cơ thể. Vì vậy việc vệ sinh hàng ngày là vô cùng quan trọng.

Cơ quan sinh dục của con trai bạn sẽ thay đổi. Dương vật và tinh hoàn lớn hơn. Việc cương cứng cũng xảy ra thường xuyên hơn khi dương vật trở nên cứng hơn, lớn hơn và dài hơn. Thỉnh thoảng, việc cương cứng dương vật có thể dẫn tới xuất tinh (tinh dịch chảy ra ngoài dương vật).

Việc xuất tinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bao gồm cả ban đêm. Thường được gọi là mộng tinh. Nó xảy ra khi hóc-môn sinh dục nam giới testosteron tăng cao. Tinh dịch chứa tinh trùng trong đó. Một trẻ trai khi tới tuổi dậy thì, tinh trùng của chúng có thể thụ tinh với trứng để tạo thành hợp tử phát triển thành phôi và thai nhi khi có quá trình giao hợp xảy ra.

Ở một số chàng trai trong giai đoạn dậy thì, ngực có thể phát triển to hơn.

Nhiều chàng trai sẽ thích thú khi nhìn thấy cơ bắp phát triển khi qua giai đoạn dậy thì. Thậm chí nếu không lên cân, con trai cũng sẽ nhìn thấy cơ bắp trở nên rõ ràng hơn.

  • Thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ

Con trai sẽ trải nghiệm một loạt các cảm xúc khi họ đi qua tuổi dậy thì. Trong thời gian này, con bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, buồn và thậm chí tuyệt vọng. Chúng có thể cảm thấy các cảm xúc khác nhau liên quan tới những thay đổi về giới tính bao gồm lo lắng, tò mò và khao khát. Cảm xúc sẽ ổn định hơn vào cuối giai đoạn dậy thì. Con trai của bạn sẽ dường như cần nhiều không gian tự do hơn, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và tình yêu. Cách tổ chức công việc và thói quen của con bạn cũng sẽ được hoàn thiện, như là việc lên kế hoạch cho tương lai của mình.

Những điều cần xem xét

Hầu hết các chàng trai trải qua giai đoạn dậy thì đều gặp một chút lúng túng và ngượng ngùng với việc thay đổi giọng nói, mụn, sự cương cứng và cảm xúc. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ khi con bạn chưa có dấu hiệu dậy thì ở tuổi 14, hoặc khi chúng cảm thấy đau đớn do sự phát triển tăng vọt, bị mụn nặng hơn so với bình thường, tâm trạng, trầm cảm hoặc nếu có ý định tự tử hoặc có bất kì hành động nào làm nguy hại tới bản thân.

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ khi thắc mắc

  • Con trai tôi dừng việc phát triển sớm. Điều đó có đáng lo không?
  • Loại thuốc có thể sử dụng khi con trai bị mụn?
  • Phân biệt dấu hiệu về cảm xúc của trẻ vị thành niên với những triệu chứng của các căn bệnh tâm thần nghiêm trọng?
  • Con trai tôi dường như dành nhiều thời gian quan tâm tới những thứ có liên quan tới giới tính (hoặc không hề quan tâm gì đến chúng). Điều đó có bình thường không?
CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Family Doctor
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm