Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nước diệp lục: Có thực sự tốt như lời đồn?

Có những tuyên bố cho rằng chất diệp lục lỏng mang lại vô vàn tác dụng từ tăng cường năng lượng đến giảm đỏ da hay giải độc cơ thể nhưng điều này có đúng không?

Ngày nay có rất nhiều các xu hướng dinh dưỡng đang trở nên phổ biến trên TikTok từ tác dụng của giấm táo đến các video "tôi ăn gì trong một ngày". Một trong những xu hướng mới nhất nổi lên là chất diệp lục, được bán dưới dạng viên nén hoặc viên nang hoặc dạng lỏng trong các ống nhỏ giọt. Bạn có thể thấy nhiều người pha diệp lục vào nước và uống với những niềm tin rằng diệp lục có thể giúp tăng cường năng lượng đến giảm đỏ da và giải độc cơ thể. Nếu bạn muốn tự mình thử, đây là một số điều cần biết trước khi bạn bắt đầu sử dụng chất diệp lục dạng lỏng.

Chất diệp lục là gì?

Ở dạng tự nhiên, chất diệp lục là một chất hóa học mang lại màu xanh cho cây xanh. Nhưng ngoài cây lá xanh, bạn cũng sẽ tìm thấy chất diệp lục trong một số sản phẩm sau:

  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
  • Một số mỹ phẩm
  • Chất bổ sung tự nhiên

Chất diệp lục làm cho cây xanh

Bạn có thể biết rằng chất diệp lục là sắc tố phong phú nhất trong thực vật, chúng chứa trong rất nhiều thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày. Rau xanh như rau bina và đậu xanh, là nguồn chất diệp lục tự nhiên phong phú. Ví dụ, một chén rau bina sống cung cấp 23,7 mg chất diệp lục và một chén đậu xanh cung cấp 8,3 mg chất diệp lục. Vì vậy, nếu bạn ăn rau xanh, bạn sẽ nhận được nhiều chất diệp lục.

Đọc thêm bài viết:  9 thực phẩm có thể khiến bạn mệt mỏi vào buổi chiều

Thực phẩm bổ sung

Bạn cũng sẽ tìm thấy chất diệp lục trong một số chất bổ sung, thường ở dạng chất lỏng. Vì chất diệp lục tự nhiên không ổn định nên hầu hết các chất bổ sung chất diệp lục đều chứa chất Chlorophyllin. Chlorophyllin là một dẫn xuất bán tổng hợp của chất diệp lục. Một số bằng chứng cho thấy rằng các chất bổ sung có chứa chất diệp lục có thể hoạt động như chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ chống ung thư.

Theo thống kê cứ 10 người thì chỉ có 1 người ăn hai đến ba chén rau mỗi ngày. Bạn nên tăng lượng tiêu thụ lên ít nhất ba cốc rau mỗi ngày và chọn các loại màu xanh lá cây sẽ giúp bạn cung cấp đủ chất diệp lục cho cơ thể.

Bổ sung chất diệp lục dưới dạng rau cũng cung cấp cho bạn nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu khác. Nói cách khác, ăn nhiều rau xanh là cách tốt hơn nhiều để có được diệp lục bổ sung cho cơ thể. Và khi đó bạn không cần uống các thực phẩm chức năng để bổ sung.

Nghiên cứu về nước uống diệp lục

Nghiên cứu xung quanh chất diệp lục còn hạn chế. Trong một vài nghiên cứu đã được thực hiện, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên động vật hơn là con người. Nhưng ít nghiên cứu về lợi ích của chất diệp lục đối với con người.

Ngoài vai trò bổ sung, chlorophyllin có thể được sử dụng làm phụ gia tạo màu trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm.

Kể từ tháng 11 năm 2022, lợi ích của các chất bổ sung có chứa chlorophyllin vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Một số lợi ích khi bổ sung chất diệp lục dạng lỏng được ghi nhận như:

  • Tăng số lượng hồng cầu
  • Giúp giảm cân
  • Phòng chống ung thư

Nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để củng cố tác dụng của diệp lục với sức khỏe.

Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về tác dụng của chất diệp lục làm thành phần trong kem bôi. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chất diệp lục tại chỗ như một phương pháp điều trị cho các tình trạng da khác nhau. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại kem bôi có chứa chất diệp lục kết hợp với liệu pháp quang học là một phương pháp điều trị mụn trứng cá an toàn và hiệu quả. Mụn trứng cá của những người tham gia cải thiện chỉ sau bốn tuần.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng một loại kem bôi ngoài da có chứa chất diệp lục giúp cải thiện nếp nhăn trên da và da không đều màu do tác hại của ánh nắng mặt trời.

Liều lượng lý tưởng và tác dụng phụ tiềm ẩn của diệp lục hiện vẫn chưa rõ ràng.

  • Chưa có nhiều nghiên cứu về các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thuốc có thành phần diệp lục. Tác dụng phụ chung của chlorophyllin thường ít gặp. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra có thể bao gồm: Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và do đó tăng nguy cơ bị cháy nắng
  • Tiêu chảy
  • Nước tiểu hoặc phân có màu xanh lục

Sự an toàn của chất diệp lục chưa được thử nghiệm trên phụ nữ mang thai, vì vậy phụ nữ mang thai chưa nên bổ sung các sản phẩm có chứa chất diệp lục. Các tác dụng phụ của chất diệp lục cũng chưa được nghiên cứu sâu rộng. Tuy nhiên một số chất dinh dưỡng có lợi ở một dạng hoặc một lượng nào đó, thì chúng có thể gây độc khi dùng ở nồng độ cao. Ví dụ, kẽm giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch. Nhưng quá nhiều kẽm có thể gây rối loạn tiêu hóa, ức chế chức năng miễn dịch và giảm nồng độ HDL, hay cholesterol "tốt" trong máu.

Đọc thêm bài viết:12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Ngoài ra, chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau quả. Tuy nhiên, khi dùng ở dạng bổ sung, chất chống oxy hóa có thể hoạt động như chất tiền oxy hóa, có khả năng làm tăng nguy cơ sức khỏe.

Bạn nên thận trọng trong việc bổ sung sử dụng chất diệp lục dạng lỏng đơn giản vì có nhiều điều chúng ta không biết về chế phẩm này do thiếu nghiên cứu. Việc bổ sung chất diệp lục dạng lỏng có thể không thích hợp cho người mang thai và không có liều lượng hoặc thời gian sử dụng cụ thể chính xác. Các tương tác tiềm ẩn của diệp lục dạng lỏng với thuốc, vitamin và các sản phẩm thảo dược cũng chưa được biết.  Và nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy ghi nhớ điều này: Không nên sử dụng các sản phẩm diệp lục khi chưa được các bác sĩ cho phép và tốt nhất bạn nên bổ sung diệp lục cho cơ thể thông qua rau xanh và trái cây.

Nếu bạn đang cần bổ sung vitamin và khoáng chất nào khác để tăng cường sức khỏe, hãy liên hệ với Nhà thuốc VIAM thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng vitamin và vi chất hiệu quả, an toàn với các Chuyên gia, Dược sỹ có uy tín TẠI ĐÂY hoặc Hotline 024 3633 5678 để được tư vấn.

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Viam (Theo Health)
Bình luận
Tin mới
  • 15/06/2025

    5 thói quen gây cao răng

    Cao răng không hình thành ngay lập tức mà là kết quả của những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết và điều chỉnh kịp thời những thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ cao răng hiệu quả hơn...

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

  • 12/06/2025

    Uống nước có giúp giảm cân không?

    Khi muốn giảm cân, mọi người thường tập trung vào tập luyện và ăn ít thực phẩm giàu calo, tăng lượng rau. Tuy nhiên, việc uống đủ nước cũng có thể giúp bạn giảm cân...

Xem thêm