Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc trừ sâu trong thực phẩm có gây hại không?

Thuốc trừ sâu là hóa chất ngăn côn trùng, cỏ dại và nấm gây hại cho cây trồng. Người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu nhằm mục đích để tăng sản lượng của cây trồng.

Theo thống kê, các loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • glyphosate - một loại thuốc diệt cỏ 
  • atrazine - thuốc diệt cỏ được sử dụng để diệt cỏ dại và cỏ dại lá rộng
  • metolachlor-S
  • dichloropropene - xử lý đất trước khi trồng để diệt giun đũa
  • 2,4-D - thuốc diệt cỏ được sử dụng để diệt cỏ dại lá rộng

Thuốc trừ sâu có gây hại không?

Thuốc trừ sâu có thể gây độc cho con người, nhưng chức năng của thuốc sẽ quyết định mức độ nguy hại của chúng. Mức độ gây hại phụ thuộc vào lượng và nồng độ của thuốc trừ sâu. Thuốc cũng có thể có những tác động khác nhau tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với chúng qua da, nuốt hay hít phải.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và là nguyên nhân gây ung thư. Theo WHO, thuốc diệt côn trùng thường độc hại hơn đối với con người so với thuốc diệt cỏ. Tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ.

Một số triệu chứng ngộ độc nhẹ có thể bao gồm:

  • đau đầu
  • chóng mặt
  • buồn nôn
  • tiêu chảy
  • mất ngủ
  • kích ứng cổ họng, mắt, da hoặc mũi

Một số triệu chứng ngộ độc vừa phải có thể bao gồm:

  • mờ mắt
  • nôn mửa
  • co thắt cổ họng
  • mạch nhanh

Một số triệu chứng của ngộ độc nặng có thể bao gồm:

  • bỏng hóa chất
  • bất tỉnh
  • không thở được
  • nhiều đờm trong đường thở

Con người tiếp xúc với thuốc trừ sâu như thế nào?

Dư lượng thuốc trừ sâu có thể tồn tại trong thức ăn và nước uống. Thuốc trừ sâu chảy ra khỏi ruộng hoặc ngấm qua mặt đất để xâm nhập vào các nguồn nước. Phun thuốc trừ sâu cho cây trồng hoặc sử dụng thuốc trừ sâu trong đất có thể để lại một số dư lượng trên thực phẩm.

Thực phẩm nào chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất?

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) điều hành một chương trình quốc gia để kiểm tra sản phẩm về mức độ thuốc trừ sâu. Chương trình này được tổ chức hàng năm và họ công bố kết quả công khai. Các loại trái cây và rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu cao nhất là:

  • rau chân vịt
  • dâu tây
  • quả đào
  • cải xoăn
  • quả nho
  • táo
  • cà chua
  • khoai tây
  • rau cần tây

Những mặt hàng này chứa lượng thuốc trừ sâu cao hơn các loại trái cây và rau quả khác.

Các loại trái cây và rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp nhất là:

  • bắp ngọt
  • trái bơ
  • đậu Hà Lan
  • quả dứa
  • đu đủ
  • củ hành
  • măng tây
  • cà tím
  • cải bắp
  • quả kiwi
  • dưa lưới
  • súp lơ trắng
  • nấm
  • dưa hấu
  • bông cải xanh

Thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ có thể không hoàn toàn tránh được thuốc trừ sâu trong thực phẩm, vì việc sử dụng chúng quá phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mua và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Nông dân trồng và sản xuất thực phẩm hữu cơ theo hướng dẫn của chính phủ. Những hướng dẫn này có nghĩa là thực phẩm hữu cơ phải tuần thủ theo các quy định:

  • tránh sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp
  • bảo vệ hoặc cải thiện chất lượng đất và nước
  • thúc đẩy quyền động vật
  • bảo tồn động vật hoang dã
  • không sử dụng sinh vật biến đổi gen

Tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể gây hại. Mặc dù hầu hết các sản phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng việc kiểm tra thực phẩm đảm bảo rằng mức độ thuốc trừ sâu đủ thấp để không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Luật pháp có chức năng điều chỉnh việc mua bán và sử dụng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng thực phẩm hữu cơ có thể đắt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách “khử” thuốc trừ sâu trong rau củ

 

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm