Thịt bò rất giàu vitamin và khoáng chất, nhất là sắt và kẽm. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện Dinh dưỡng xuất bản năm 2017, trong 100g thịt bò lưng loại nửa nạc nửa mỡ cung cấp 174 calo, 9,49g chất béo, 21,53g chất đạm, 1,78mg sắt, 3,64mg kẽm. Ngoài ra còn nhiều vitamin và chất khoáng khác như vitamin B12, vitamin B6, kẽm, phốt pho, selen, niacin..
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hàm lượng sắt và kẽm cao, thịt bò có tác động lớn với sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó sẽ giúp tăng cường chức năng trao đổi, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh thể chất, thịt bò còn hỗ trợ, kích thích não bộ. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho não mặc dù tồn tại bên trong cả thịt bò lẫn thực vật, tuy nhiên ở thịt bò, cơ thể lại hấp thụ dễ dàng hơn.
Thịt bò mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe song cần ăn với liều lượng phù hợp.
(Ảnh minh họa: Getty Image)
Để phân biệt thịt bò giả và thịt bò thật, chúng ta cần:
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết chúng ta có thể dùng tay nhấn lên miếng thịt, dễ nhận thấy miếng thịt bò thật săn chắc hơn trong khi miếng thịt bò giả khá mềm và lỏng, thậm chí có thể chảy nước.
Khi đưa miếng thịt bò lên ngửi, dễ nhận thấy mùi hôi của thịt bò. Đối với miếng thịt bò giả, thương lái thường sử dụng mỡ bò để bôi lên bề mặt miếng thịt để có mùi thịt bò. Tuy nhiên, khi cắt lát và ngửi miếng thịt đã cắt, bạn không còn thấy mùi thịt bò.
Theo TS Sơn, dùng dao thái một phần miếng thịt và ngâm vào trong nước. Sau một thời gian, miếng thịt bò giả sẽ khiến nước chuyển màu đậm. Ngoài ra, khi vớt ra khỏi nước, miếng thịt bò giả sẽ nhạt màu đi nhiều so với lúc ban đầu.
Khi trần miếng thịt trong nước sôi, thịt bò thật có màu đậm hơn thịt bò giả chuyển sang màu trắng như thịt lợn.
Tuy nhiên cần lưu ý, thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các chất có khả năng làm suy yếu hoạt động tế bào. Lý do là vì cơ thể nạp quá nhiều chất harem trong thịt bò, gây ảnh hưởng sức khỏe. WHO khẳng định trẻ ăn từ 100g thịt đỏ trở lên mỗi ngày sẽ làm tình trạng cơ thể giảm sút rõ rệt.
Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến nghị như sau:
Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Thay vào đó nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại trực tiếp. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào. Vì vậy, chúng ta lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên cho ăn thịt bò bị cháy hay khét.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết ngay 7 loại thực phẩm giả dễ có nguy cơ gặp nhất.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.