Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hàm lượng sắt và kẽm cao, thịt bò có tác động lớn với sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó sẽ giúp tăng cường chức năng trao đổi, giúp trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thịt bò luôn nằm trong danh sách đầu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Quan trọng nhất, thịt bò giúp thể chất của trẻ phát triển, cao lớn nhưng lại không làm tăng cân quá mức mà luôn ở trạng thái có thể kiểm soát.
Mỗi ngày, trẻ chỉ nên ăn 70g thịt bò.
(Ảnh: Cooking)
Bên cạnh thể chất, thịt bò còn hỗ trợ, kích thích não bộ. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho não mặc dù tồn tại bên trong cả thịt bò lẫn thực vật, tuy nhiên ở thịt bò, cơ thể trẻ lại hấp thụ dễ dàng hơn.
Thịt bò là nguồn thực phẩm giúp bố mẹ giảm đi nỗi lo thiếu máu - vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ.
Có vô số chất dinh dưỡng bên trong thịt bò như: protein, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin B6, choline… Những chất này vô cùng quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các chất có khả năng làm suy yếu hoạt động tế bào. Lý do là vì cơ thể nạp quá nhiều chất harem trong thịt bò, gây ảnh hưởng sức khỏe. WHO khẳng định trẻ ăn từ 100g thịt đỏ trở lên mỗi ngày sẽ làm tình trạng cơ thể giảm sút rõ rệt.
Nếu chỉ cho trẻ ăn xuyên suốt thịt bò trong thời gian dài, trẻ sẽ thiếu hụt nguồn protein từ gà, cá…
Dù trẻ có yêu thích hay dễ ăn hơn khi ăn thịt bò, bố mẹ cũng không nên cho con ăn vượt mức cho phép. Mỗi ngày, bố mẹ chỉ nên cho con ăn 70g thịt bò và lựa chọn loại thịt tươi.
Những món ăn như beefsteak luôn khiến trẻ hứng thú hơn khi ăn. Tuy nhiên, khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại trực tiếp đến trẻ. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào.
Vì vậy, bố mẹ lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên cho trẻ ăn thịt bò bị cháy hay khét.
Thịt bò là nguồn nguyên liệu chế biến đa dạng các loại món ăn. Và để thay đổi khẩu vị, bố mẹ cũng thường cho trẻ ăn thay phiên thịt nguội, thịt xông khói, thịt nộm, khô bò… Nhưng bố mẹ nên hạn chế tối đa, vì các loại thịt đã chế biến sẵn này luôn bao hàm vô số chất bảo quản, phụ gia và bị biến đổi.
Đồng thời, ngay cả thịt bò tái cũng chúng ta cũng cần hạn chế cho trẻ ăn vì dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa nếu không được chế biến và lựa chọn kỹ lưỡng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách ăn thịt đỏ không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.