Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm thường gặp khi chế biến thịt gà

Thịt gà rất rẻ, có nhiều loại và rất dễ chế biến. Nhưng điều quan trọng là bạn cần biết cách chế biến thịt gà đúng cách. Thịt gà sống có thể sẽ gây hại cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Hãy tránh không mắc phải những sai lầm dưới đây khi chế biến thịt gà.

Để thịt gà bên ngoài quá lâu

Rất nhiều bà nội trợ sẽ để thịt gà trên bàn bếp để rã đông, sau đó sẽ quên mất việc này. Nhưng thịt gà chỉ nên được để trong một khoảng thời gian nhất định ở bên ngoài. Ở nhiệt độ phòng, thịt gà cũng như các loại thịt khác có thể sẽ bắt đầu phát triển các vi khuẩn gây hại và có thể sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Do đó, hãy cho thịt gà vào trong tủ lạnh ngay sau khi vừa đi chợ về. Chỉ lấy thịt gà ra khi bạn chuẩn bị nấu ăn. Nếu thịt gà ở trong ngăn đá, hãy cho thịt gà xuống ngăn mát để rã đông khoảng 2 ngày trước khi bạn định nấu.

Bảo quản thịt gà không đúng cách

Bạn nghĩ rằng thịt gà có thể được bảo quản ở bất kỳ ngăn nào trong tủ lạnh? Phần nước thịt gà có thể sẽ chảy ra khỏi túi và có thể gây lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Thay vào đó, hãy để thịt gà trong một cái đĩa, sau đó, bọc đĩa lại và để trong ngăn dưới cùng của tủ lạnh.

Rửa thịt gà trước khi nấu

Trái ngược với điều nhiều người vẫn nghĩ, thịt gà sống không cần và không nên rửa bằng bất cứ hình thức nào trước khi nấu. Rửa có thể sẽ khiến vi khuẩn từ thịt gà bắn và bám vào các bề mặt xung quanh hơn là loại bỏ vi khuẩn ra khỏi thịt gà.

Do đó, hãy bỏ qua bước rửa thịt gà và cho ngay thịt gà vào chảo rán hoặc luộc.

Ướp thịt gà không đúng cách

Thịt gà sẽ có vị ngon hơn khi được tẩm ướp. Trên thực tế, tẩm ướp cũng là cách để làm mềm thịt gà. Tuy nhiên, để thịt gà trên kệ bếp, thớt để tẩm ướp có thể sẽ khiến món thịt gà trở nên nguy hiểm với gia đình, bởi vi khuẩn sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện môi trường ấm.

Thay vào đó, bạn có thể cho thịt gà vào một chiếc túi zip tẩm ướp và để vào tủ lạnh. Sau khi ướp xong, hãy vứt túi và phần nước thịt gà đi.

Tái sử dụng các dụng cụ đã đụng vào thịt sống

Nếu bạn là một người nội trợ đảm đang, bạn hẳn đã biết về việc “đa nhiệm” trong nấu nướng. Sẽ tiết kiệm thời gian hơn nếu một dụng cụ nấu nướng dùng được trong nhiều việc, ví dụ dao thớt vừa cắt thịt, tiếp tục sẽ được cắt rau, cá…Tuy nhiên, khi chế biến thịt gà, việc sử dụng công cụ nhà bếp “đa nhiệm” như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Tránh sử dụng dao, thìa, dĩa, nồi, thớt hoặc bất cứ thứ gì sau khi chúng vừa tiếp xúc với thịt sống.

Nên: rửa sạch hoàn toàn những dụng cụ này sau khi chúng tiếp xúc với thịt gà sống.

Để thịt gà sống tiếp xúc với các loại thực phẩm khác

Với những gia đình có gian bếp nhỏ, thớt có thể sẽ là một không gian tuyệt vời để chế biến thực phẩm. Bạn sẽ có thể thái cà chua cho món salad trên chiếc thớt đó và sau đó, dùng chính chiếc thớt này để cắt thịt gà sống, cũng dùng cho món salad. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến thịt gà làm lây nhiễm chéo với các thực phẩm khác.

Nên: tránh để thịt gà sống gần các thực phẩm khác chưa nấu chín.

Quên không rửa tay

Tay là cơ quan tiếp xúc nhiều nhất với các loại thực phẩm từ sống đến chín, nhưng hãy cẩn thận, vì khi tay đã chạm vào nước thịt gà sống, tay có thể trở thành nguồn lây nhiễm chéo với bất cứ thứ gì mà bạn chạm vào: tay nắm cửa, bàn bếp, hộp gia vị và nhiều vật dụng khác có thể sẽ chứa đầy vi khuẩn có hại.

Thay vào đó, cố gắng không chạm thêm vào bất cứ thứ gì sau khi chế biến thịt sống. Rửa tay sạch với xà phòng sau khi chế biến thịt sống. Nếu được, hãy chỉ chế biến thịt sống bằng một tay, tay còn lại bạn có thể thoải mái lấy những gì bạn muốn như lọ gia vị hoặc vặn vòi nước.

Sử dụng một miếng mút rửa bát trong nhiều tháng

Bạn rất cẩn thận và đã rửa sạch mọi dụng cụ nhà bếp sau khi tiếp xúc với thịt sống. Nhưng, đã bao giờ bạn nghĩ đến miếng mút rửa bát của bạn chưa? Miếng mút rửa bát dùng để rửa rất nhiều loại dụng cụ và làm chúng sạch hơn, nhưng chính miếng mút rửa bát cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh phát triển, đặc biệt là nếu bạn dùng chúng để rửa các vật dụng đã tiếp xúc với thịt gà sống.

Nên: tiệt trùng miếng mút rửa bắt hàng ngày bằng cách cho miếng mút rửa bát ướt vào lò vi sóng và quay trong 2 phút ở nhiệt độ cao nhất. Thay miếng mút rửa bát và giẻ lau bát 2-3 tuần/lần.

Nghe có vẻ rất phức tạp, nhưng dần dần, theo thời gian, những thói quen tốt này sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn. Và bạn nên nghĩ rằng, bằng những thói quen này, món thịt gà của bạn sẽ trở nên an toàn và đảm bảo hơn, bạn sẽ có động lực để thực hiện chúng hàng ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách chọn và chế biến thịt đỏ an toàn

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 01/12/2023

    Biện pháp khắc phục táo bón do đa xơ cứng

    Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.

  • 30/11/2023

    Nha sĩ cảnh báo những thói quen xấu gây hại cho răng

    Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.

  • 30/11/2023

    Màu sắc răng tiết lộ điều gì về sức khỏe?

    Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.

  • 30/11/2023

    Nguyên nhân và cách giảm sẹo lồi tại nhà

    Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,

  • 30/11/2023

    Mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.

  • 29/11/2023

    2 sai lầm nguy hiểm cần tránh nếu trẻ bị sốt

    Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.

  • 29/11/2023

    Cách chăm sóc sức khỏe đường ruột trong mùa Đông

    Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.

  • 29/11/2023

    Bí quyết thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể

    Cân nặng, tuổi tác, tỷ trọng cơ và mỡ của cơ thể chỉ quyết định 10% tốc độ trao đổi chất. Bạn có thể thúc đẩy, tăng tốc quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ những thói quen lành mạnh hàng ngày.

Xem thêm