Áp dụng công thức “3 lớp” gia vị: mặn (muối, nước mắm,hạt nêm…); ngọt (đường, mật ong, nước cốt trái cây…); cay (ớt, gừng, sa tế, hạt tiêu…), kết hợp thêm một muỗng dầu gạo để nguyên liệu thấm đều gia vị. Đồng thời, một lớp dầu gạo bên ngoài không chỉ giúp món ăn mềm, dai mà còn giữ được chất dinh dưỡng bên trong. Đây là bí quyết cho món thịt chiên thơm lừng, đậm đà, kích thích vị giác.
Thức ăn cháy khét sẽ làm mất vitamin có lợi cũng như dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, dầu gạo có điểm bốc khói cao (hơn 240 độ C), giúp món ăn hạn chế cháy khét và làm cho món chiên trong dai ngoài giòn, vàng ruộm đẹp mắt.
Ngâm thịt với bia trong 20 phút rồi vớt ra, phủ một lớp bột mì trước khi chiên sẽ khiến món ba rọi giòn da “chuẩn tiệm”.
Nguyên tắc cân bằng là bí quyết cho món salad hài hòa hương vị: các loại rau mềm (cải mầm, xà lách xoắn, xà lách chân vịt…) nên trộn kèm với củ quả cứng (lê, táo, dưa hoàng kim, cà rốt…). Ngoài ra, 1 muỗng dầu gạo cho vào sau cùng sẽ giúp món salad có vị thanh nhẹ, giữ được vị thơm của các nguyên liệu và còn tốt cho sức khỏe.
Đây là quy tắc đáp ứng được tất cả sở thích về trứng luộc: Luộc trong 4 phút thì khi cắt trứng, lòng đỏ sẽ chảy ra sóng sánh. Luộc trong 6 phút, lòng đào ươn ướt lóng lánh, béo béo dẻo dẻo. Luộc trong 10 phút, lòng đỏ chín mềm, cắn vào vừa bở vừa bùi.
Món ninh, hầm chỉ ngon khi các nguyên liệu nhừ mềm. Bạn không cần phải nấu trong thời gian dài hoặc sử dụng nồi áp suất, chỉ cần cho vào nước dùng 1/3 muỗng baking soda thì thực phẩm sẽ chín nhừ trong thời gian ngắn.
Nếu bạn dùng lửa lớn khi nấu ăn sẽ phá vỡ cấu trúc và làm mất đi nhiều vitamin bổ dưỡng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để lửa nhỏ không những thấm gia vị mà còn giữ được chất dinh dưỡng của nguyên liệu ban đầu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh lên cơ thể
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?