Máu trong phân có thể là một vấn đề đáng quan tâm, cho dù bạn phát hiện ra nó ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc qua xét nghiệm phân. Tuy nhiên, không phải lúc nào máu trong phân cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Máu trong phân có nghĩa là có chảy máu ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa của bạn. Đôi khi, lượng máu trong phân quá nhỏ, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân. Bạn cũng có thể nhìn thấy máu đỏ tươi ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc thấy máu trong bồn cầu. Chảy máu ở vị trí cao hơn trên đường tiêu hóa có thể làm cho máu trong phân có màu đen và giống nhựa đường.
Các nguyên nhân có thể gây xuất hiện máu trong phân bao gồm:
Nứt kẽ hậu môn: Một vết nứt nhỏ hoặc rách trong các mô lót hậu môn tương tự như các vết nứt xảy ra trong môi nứt nẻ hoặc bị vết cắt. Vết nứt này thường gây ra khi đại tiện phân kích thước lớn và cứng, có thể gây đau, xót.
Viêm đại tràng, viêm ruột: nhất là trong giai đoạn viêm cấp cũng có thể gây tình trạng chảy máu trong phân khi đi đại tiện.
Polyp hoặc ung thư: Polyp là u lành tính có thể phát triển trong đại trực tràng, gây chảy máu, và trở thành ung thư. Ung thư đại - trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở Hoa Kỳ Nó thường gây chảy máu mà khó quan sát bằng mắt thường.
Loét dạ dày, tá tràng: Một vết loét trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây chảy máu và xuất hiện máu trong phân. Nhiều trường hợp loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori). Sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng có thể gây loét.
Các vấn đề về thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản hay các vết xước ở thực quản có gây chảy máu dẫn đến mất máu nặng.
Bệnh viêm túi thừa: Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành đại tràng. Thông thường các túi thừa không gây ra vấn đề gì đáng lo ngịa, nhưng đôi khi chúng có thể bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng.
Bất thường mạch máu: các mạch máu ở thành ruột dễ vỡ và gây chảy máu.
Chẩn đoán
Hãy nhớ rằng, khi bạn phát hiện thấy có máu trong phân, hãy đến khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí chảy máu. Ví dụ như máu đen, giống màu nhựa đường trong phân có thể do loét hoặc các vấn đề khác của phần trên ống tiêu hóa. Máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của các bệnh lí ở phần thấp ống tiêu hóa như trĩ hoặc viêm túi thừa đại tràng.
Sau khi khai thác tiền sử và thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như rửa dạ dày, nội soi dạ dày thực quản hoặc soi đại tràng có kèm theo sinh thiết, chụp Xquang dạ dày – ruột có thuốc cản quang, chụp mạch…
Các triệu chứng kèm theo
Một sngười có thể không nhận thức được mình có máu trong phân và không có bất cứ triệu chứng nào kèm theo. Một số khác có thể có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở đánh trống ngực và sụt cân tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, thời gian và mức độ chảy máu.
Điều trị
Bác sĩ có thể sử dụng một vài thủ thuật để cầm máu. Thông thường nội soi được sử dụng để tiêm thuốc vào chỗ chảy máu, hoặc cầm máu bằng điện, tia laser, kẹp mạch máu. Nếu nội soi không thể kiểm soát chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng chụp mạch để kiểm soát chảy máu.
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm bớt nguy cơ chảy máu, như có chế độ ăn uống nhiều chất xơ để giảm táo bón - là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn, ngâm nước ấm hoặc tắm nước nóng để làm giảm các vết nứt.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?