Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh viêm đại tràng mãn tính xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột. Ngoài ra, bệnh còn có thể tiến triển do xúc động tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Khi gặp thức ăn, niêm mạc ruột "nhạy cảm" quá mức thường gây ra chứng đau ê ẩm phần bụng dưới, dọc theo khung đại tràng. Cảm giác đau tăng lên khi ăn, trước khi đại tiện. Thậm chí, bệnh còn gây rối loạn tiêu hóa, đại tiện.
Người bênh phải ăn uống kiêng khem, dễ bị đau bụng, đi ngoài. Đây là phiền toái không nhỏ, nhất là trong ngày Tết.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, vào ngày Tết, người viêm đại tràng mạn tính cần nhớ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn như sau:
Ưu tiên các loại thực phẩm ít chất béo như thịt nạc, cá nạc. Khi ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá, trứng nên dùng ít một và ngay sau khi chế biến. Chất đạm nạp vào cơ thể khuyến nghị 1g/kg/ngày. Chất béo không quá 15 g/ngày.
Uống đủ nước, ăn sữa chua, uống sữa không có lactose. Người bệnh hầu như không có nhiều lợi khuẩn để tiết men latase tiêu hóa lactose thành đường glucose. Nếu uống sữa có lactose, đường ruột lập tức "đánh đuổi" kẻ lạ, gây hiện tượng bụng sôi, đau quặn và đại tiện.
Ăn các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải... Nhưng chỉ nên nhặt phần rau non để ăn.
Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Cần tránh ăn những thức ăn sau:
Trứng, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối.
Rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
Sữa có lactose, quả quá ngọt, mật ong để tránh bị tiêu chảy, đầy hơi.
Rau sống, ngô hạt, măng là những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến vết loét.
Người bệnh nên thăm khám và có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có thực đơn đa dạng mà vẫn đảm bảo sức khỏe để có những ngày Tết vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.