Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim được dùng để chỉ các loại bệnh lý của cơ tim. Trong hầu hết các trường hợp, cơ tim sẽ trở nên suy yếu và không thể bơm đủ máu cung cấp cho cơ thể như trước.

Các loại bệnh cơ tim thường do nhiều yếu tố gây ra, có thể do bệnh mạch vành hoặc do  sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nhưng tất cả đều cùng dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường, suy tim, một số vấn đề về van tim hoặc biến chứng khác.

Điều trị nội khoa và theo dõi quá trình điều trị là rất quan trọng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa suy tim hoặc các biến chứng khác.

Các loại bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim thường gồm: Bệnh giãn cơ tim, phì đại cơ tim, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh loạn sản thất phải và một số loại khác.

Bệnh giãn cơ tim (Dilated Cardiomyopathy)

Hình thức phổ biến nhất của bệnh cơ tim là bệnh giãn cơ tim, xảy ra khi cơ tim quá suy yếu, khiến việc bơm máu không hiệu quả. Cơ tim phải căng ra và trở nên mỏng hơn, dẫn đến tình trạng giãn buồng tim.

Bệnh giãn cơ tim thường được biết đến là bệnh tim to (phì đại tim), có thể do di truyền hoặc do bệnh động mạch vành gây ra.

Bệnh phì đại cơ tim (Hypertrophic Cardiomyopathy)

Bệnh phì đại cơ tim được cho là do di truyền. Bệnh này xảy ra khi thành cơ tim dày lên, ngăn máu chảy qua tim. Đây là dạng khá phổ biến của bệnh cơ tim.

Bệnh loạn sản thất phải (Arrhythmogenic Right Ventricular Dysplasia – ARVD)

Bệnh loạn sản thất phải (ARVD) là một dạng rất hiếm của bệnh cơ tim, nhưng lại là nguyên nhân gây đột tử hàng đầu đối với các vận động viên trẻ. Đối với loại bệnh cơ tim di truyền này, chất béo và mô xơ thừa sẽ thay thế cơ tâm thất phải, khiến nhịp tim trở nên bất thường.

Bệnh cơ tim hạn chế (Restrictive Cardiomyopathy)

Bệnh cơ tim hạn chế là dạng ít phổ biến nhất của bệnh cơ tim, xảy ra khi tâm thất trở lên cứng lại và không đủ giãn để đổ đầy máu. Bệnh này xảy ra khi tim có sẹo sau khi cấy ghép, hoặc cũng có thể là kết quả của một bệnh tim mạch.

Các loại khác

Hầu hết các loại bệnh cơ tim sau đây đều thuộc một trong số 4 dạng phân loại trên, tuy nhiên mỗi loại lại có một nguyên nhân và biến chứng khác nhau.

  • Bệnh cơ tim chu sản (Peripartum cardiomyopathy) xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Trường hợp hiếm này xảy ra khi tim người mẹ trở nên suy yếu, trong vòng 5 tháng sau khi sinh hoặc trong tháng cuối thai kỳ. Nếu xảy ra sau khi sinh, đôi khi căn bệnh này được gọi là bệnh cơ tim sau khi sinh. Đây là một dạng của bệnh giãn cơ tim, không có nguyên nhân và gây đe dọa đến tính mạng thai phụ.
  • Bệnh cơ tim do rượu: Xảy ra khi người bệnh uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài, khiến tim trở nên suy yếu, không thể bơm máu như trước. Sau đó, tim bệnh nhân sẽ phì đại. Đây cũng là một hình thức của bệnh giãn cơ tim,.
  • Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim: Xảy ra khi tim không thể bơm máu đến những bộ phận khác của cơ thể do bệnh động mạch vành. Khi đó, các mạch máu tới cơ tim trở nên hẹp hơn và tắc nghẽn, giảm lượng oxy của cơ tim. Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là một nguyên nhân phổ biến của suy tim.
  • Bệnh cơ tim xốp: Là một căn bệnh hiếm gặp bẩm sinh. Đây là kết quả của sự phát triển cơ tim bất thường khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có thể chuẩn đoán căn bệnh này ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Khi bệnh cơ tim ảnh hưởng đến một đứa trẻ, nó được gọi là bệnh cơ tim trẻ em.

Đối tượng mắc bệnh cơ tim

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh cơ tim. Những người bị bệnh cơ tim thường có các yếu tố sau:

  • Tiền sử gia đình bị bệnh cơ tim, ngừng tim đột ngột hoặc suy tim
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh béo phì nghiêm trọng
  • Bệnh U hạt (Sarcoidosis)
  • Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis)
  • Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis)
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp trong thời gian dài

Ngoài ra, theo nghiên cứu, HIV, các phương pháp điều trị HIV, chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cơ tim. HIV có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim và bệnh giãn cơ tim. Bệnh nhân HIV cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình. Bên cạnh đó, hãy tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Triệu chứng của bệnh cơ tim

Các loại bệnh cơ tim thường có triệu chứng tương tự nhau. Trong mọi trường hợp, tim không đủ khả năng để bơm máu đến các mô và cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, bệnh cơ tim thường có các triệu chứng sau:

  • Cơ thể yếu ớt và mệt mỏi
  • Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc gắng sức làm việc gì đó
  • Choáng váng và chóng mặt
  • Đau tức ngực
  • Tim đập nhanh
  • Thường xuyên ngất xỉu
  • Huyết áp cao
  • Phù hoặc sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân

Điều trị bệnh cơ tim

Điều trị bệnh cơ tim thường phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của tim gây ra bởi bệnh cơ tim và các triệu chứng. Một số người không cần điều trị cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Những người khác nếu bắt đầu thấy khó thở hoặc đau ngực thì cần phải điều chỉnh lối sống hoặc sử dụng thuốc.

Dù không thể chữa dứt điểm bệnh cơ tim, song bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát căn bệnh này với các lời khuyên sau:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim
  • Sử dụng thuốc, bao gồm cả các thuốc điều trị tăng huyết áp, sẽ giúp ngăn ngừa việc trữ nước, giúp tim đập ổn định, ngăn tình trạng máu đông và giảm viêm
  • Phẫu thuật cấy ghép thiết bị, như máy điều hòa nhịp tim hoặc máy khử rung tim
  • Phẫu thuật
  • Cấy ghép tim – được coi là phương sách cuối cùng.

Mục tiêu của việc điều trị là giúp trái tim hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa các tổn hại hơn nữa, cũng như ngăn tình trạng giảm chức năng tim.

Triển vọng lâu dài

Bệnh cơ tim sẽ đe dọa đến tính mạnh và rút ngắn tuổi thọ của bạn, đồng thời có thể xấu đi theo thời gian. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp kéo dài cuộc sống của bạn bằng cách làm giậm sự yếu đi của tim, sử dụng công nghệ hỗ trợ tim hoạt động.

Người bị bệnh cơ tim nên điều chỉnh lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch như: Duy trì cân nặng phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng caffeine, ngủ đủ giấc, giảm thiểu căng thẳng, bỏ thuốc lá, nhận sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ,...

Một trong những thách thức lớn nhất là việc duy trì thể dục. Tập thể dục có thể khiến người bệnh tim mệt mỏi. Tuy nhiên, việc này vô cùng quan trọng nếu muốn giữ cân nặng hợp lý và kéo dài chức năng tim.

Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên kiểm tra lại với bác sĩ. Bài tập thể dục phù hợp hay không phụ thuộc vào loại bệnh cơ tim mà bạn mắc phải. Bác sĩ sẽ là người giúp bạn xác định bài tập thể dục thích hợp và đưa ra những cảnh báo quan trọng trong quá trình luyện tập của bạn.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm