Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng

Loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày, đoạn dưới thực quản hoặc tá tràng, thường là hậu của của việc nhiễm vi khuẩn H.Pylori và sự ăn mòn của axit dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng

Loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng. Có 3 loại loét dạ dày tá tràng:

  • Loét dạ dày: Vết loét phát triển bên trong dạ dày
  • Loét thực quản: Vết loét phát triển bên trong thực quản
  • Loét tá tràng: Vết loét phát triển ở tá tràng (đoạn đầu ruột non)

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Có rất nhiều yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản và tá tràng, bao gồm:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori:  là loại vi khuẩn có thể gây viêm và loét dạ dày
  • Thường xuyên uống aspirin, ibuprofen, và những thuốc chống viêm khác
  • Hút thuốc lá
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Xạ trị
  • Ung thư dạ dày

Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng

Vết loét nhỏ có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau ghê gớm ở vùng mũi ức, đau có cảm giác nóng hoặc rát bỏng, có thể lan tới ngực, có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, thường đau khi đói. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể làm bạn thức dậy vào nửa đêm. 

Các triệu chứng phổ biến khác của loét dạ dày tá tràng:

  • Thay đổi vị giác
  • Buồn nôn
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Khó tiêu
  • Nôn mửa
  • Đau ngực

Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng

Có 2 loại xét nghiệm có thể có ích trong việc chẩn đoán loét dạ dày tá tràng là nội soi và chụp X quang

Nội soi: Bác sỹ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera ở đầu vào cổ họng bạn, đưa tới dạ dày và ruột non để kiểm tra các vùng bị loét. Phương pháp này cũng có thể giúp bác sỹ lấy mẫu mô dạ dày để đem đi xét nghiệm.

Không phải tất cả các trường hợp đều cần nội soi. Phương pháp này thưởng được chỉ định cho những người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, bao gồm người trên 45 tuổi hoặc những người có những biểu hiện sau:

  • Thiếu máu
  • Sụt cân
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Khó nuốt
Chụp X quang: Nếu bạn không bị khó nuốt và ít có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bác sỹ có thể sẽ chỉ định chụp X quang. Với phương pháp này, bạn sẽ uống dung dịch Bari, sau đó kỹ thuật viên sẽ chụp X quang vùng dạ dày, thực quản và tá tràng. Dung dịch bari giúp các bác sỹ có thể dễ dàng nhìn thấy các vết loét và có hướng xử trí phù hợp.

Bởi vì H.pylori cũng là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng nên các bác sỹ cũng có thể sẽ làm xét nghiệm để xem xét mức độ nhiễm khuẩn H.pylori của dạ dày.

Điều trị loét dạ dày tá tràng

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết loét.

Nếu xét nghiệm cho thấy loét dạ dày tá tràng là do H.pylori, bác sỹ có thể sẽ phối hợp các loại thuốc uống trong ít nhất là 2 tuần. Thuốc cũng sẽ bao gồm kháng sinh để giảm nhiễm khuẩn và thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit dạ dày. Bạn cũng có thể sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ nhỏ như tiêu chảy hoặc đau bụng do phác đồ điều trị kháng sinh. Nếu các tác dụng phụ này gây ra cảm giác khó chịu nghiêm trọng hoặc không đỡ, hãy nói ngay với bác sỹ.

Nếu bạn không bị nhiễm khuẩn H.pylori, bác sỹ có thể kê đơn các loại thuốc ức chế bơm proton cho bạn uống trong khoảng 8 tuần để giảm axit dạ dày và điều trị các vết loét. Đây là những loại thuốc không cần kê đơn mà có thể mua tại các hiệu thuốc.

Thuốc chẹn axit cũng có thể làm giảm axit dạ dày và các cơn đau do loét. Loại thuốc này cần phải kê đơn hoặc tự mua với liều nhỏ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những việc cần làm trước khi nội soi đường tiêu hóa trên

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm