Phương pháp điều trị loét dạ dày đến từ thiên nhiên
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori, viết tắt là H.pylori. Ngoài ra, vết loét còn có thể có nguyên nhân là do sử dụng thuốc giảm đau quá liều, như: aspirin, các loại thuốc chống viêm không chứa steroid ( ibuprofen hoặc naproxen...)
Viêm loét dạ dày thường được điều trị bằng kháng sinh, thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều giải pháp đến từ nhiên nhiên bạn có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày và giúp các vết loét mau lành hơn.
Flavonoid
Các nghiên cứu gợi ý rằng, flavonoid có thể là một phương pháp điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Flavonoid là thành phần tự nhiên có trong rất nhiều loại trái cây và rau xanh. Các loại thực phẩm và đồ uống giàu flavonoid bao gồm:
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa flavonoid như trái cây họ cam chanh và rượu vang đỏ, lại có thể gây kích thích vết loét dạ dày.
Flavonoid được gọi tên là chất bảo vệ dạ dày, tức là, chất này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành các vết loét. Theo Viện nghiên cứu Linus Pauling, không có tác dụng phụ nào của việc tiêu thụ flavonoid có trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng tiêu thụ quá nhiều flavonoid (bằng các loại thực phẩm chức năng) có thể làm cản trở quá trình hình thành cục máu đông.
Cam thảo (Deglycyrrhizinated Licorice)
Đừng quá băn khoăn về cái tên quá dài của loại chất này. Deglycyrrhizinated Licorice thực chất là một loại cam thảo thông thường có vị ngọt. Một nghiên cứu đã chứng minh được rằng, cam thao có thể giúp làm lành các vết loét dạ dày bằng việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori.
Cam thảo ngày nay cũng có dưới dạng các loại thực phẩm chức năng hoặc các loại kẹo cứng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, quá nhiều cam thảo có thể sẽ không tốt với một số bệnh nhất định. Tiêu thụ nhiều hơn 55g cam thảo một ngày trong vòng hơn 2 tuần có thể khiến các vấn đề về tim mạch và huyết áp sẵn có trở nên nặng hơn.
Probiotic
Probiotic là những vi khuẩn và nấm men sống trong hệ tiêu hóa giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Probiotic cũng có trong rất nhiều loại thực phẩm thông dụng hàng ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm đã được lên men như:
Bạn cũng có thể bổ sung probiotic dưới dạng thực phẩm chức năng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, probiotic có thể làm giảm vi khuẩn H.pylori và tăng tỷ lệ hồi phục ở những người bị viêm loét dạ dày.
Mật ong không chỉ có vị ngọt. Trong những loại mật ong khác nhau có thể chứa tới hơn 200 thành phần dưỡng chất, bao gồm cả các polyphenol và các chất chống oxy hóa khác. Mật ong là một chất chống khuẩn rất mạnh và đã được chứng minh là có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Miễn là lượng đường huyết của bạn ở trong giới hạn bình thường, bạn có thể thưởng thức mật ong theo ý muốn, như bất kỳ loại đồ ngọt ngào khác, mà còn có thể giúp làm dịu vết loét dạ dày của bạn.
Tỏi
Chiết xuất từ tỏi được chứng minh là có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori trong phòng thí nghiệm, trên động vật và một số thử nghiệm nhỏ trên người. Nếu bạn không thích hương vị và mùi tỏi còn lưu lại sau khi ăn, bạn có thể sử dụng chiết xuất tỏi dưới dạng thực phẩm chức năng.
Tỏi còn có tác dụng như một chất làm loãng máu, do vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng tỏi nếu bạn đã đang sử dụng warfarin hoặc các thuốc làm loãng máu khác.
(...) còn tiếp!
Mòi các bạn đón đọc bài viết "Phương pháp điều trị loét dạ dày đến từ thiên nhiên - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng
Thời điểm giao mùa thường đi kèm với những biến đổi thất thường về thời tiết. Theo đó, những thay đổi này có thể là thách thức lớn đối với người cao tuổi khi hệ miễn dịch của họ bị suy giảm kèm theo sự hiện diện của các bệnh mạn tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả khi giao mùa nhé!
Hen suyễn hay hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho khan, thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.