Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân là các loại thuốc không cần kê đơn (OTC) dùng để làm mềm phân cứng hoặc để ngăn ngừa táo bón.

Những điều cần biết về thuốc làm mềm phân

Trước khi bạn quyết định thử sử dụng bất cứ loại thuốc làm mềm phân nào, bạn nên biết về cơ chế hoạt động cũng như sự an toàn của những loại thuốc này. Bạn cũng cần biết được sự khác nhau giữa thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng để sử dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh.

Tổng quan

Thuốc làm mềm phân hoạt động bằng cách tăng lượng độ ẩm cho phân, làm cho chúng mềm hơn và do vậy, dễ dàng đào thải ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đại tiện, không cần phải rặn nhiều.

Thành phần hoạt chất chính trong các sản phẩm làm mềm phân không kê đơn là docusate. Thuốc này được cho là chỉ hoạt động trong ruột già của bạn. Hầu hết các sản phẩm làm mềm phân sẽ làm mềm phân của bạn và kích hoạt nhu cầu đi đại tiện trong vòng 12 đến 72 giờ (3 ngày).

Phân loại

Thuốc làm mềm phân có dạng viên nang, dạng lỏng và dạng nén đường uống. Tên thương hiệu bao gồm Colace, Correctol,  Diocto,  Doxinate,  Ex-Lax Stool Softener, Fleet Sof-Lax, Modane Soft, Phillips' Stool Softener, và Surfak.

Thời gian sử dụng

Thuốc làm mềm phân là một loại thuốc sử dụng ngắn hạn, có nghĩa là bạn sẽ sử dụng chúng trong khoảng một tuần. Nếu bạn đang cân nhắc đến việc sử dụng thuốc làm mềm phân trong thời gian hơn một tuần, hãy hỏi bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng bạn làm như vậy là an toàn.

Tính an toàn

Thuốc làm mềm phân không hấp thu vào máu và thường dung nạp tốt. Tác dụng phụ rất hiếm gặp.

Một số người có thể gặp các phản ứng phụ nhẹ như buồn nôn, đau bụng, và đầy hơi. Tình trạng kích thích tại họng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc làm mềm phân dạng lỏng ở đường uống.

Nếu bạn gặp bất kỳ một phản ứng phụ nào, dù là nhẹ, hãy ngừng sử dụng thuốc. Đến cơ sở y tế ngay nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Sốt
  • Phát ban da
  • Đau quặn bụng
  • Nôn

Những người sử dụng thuốc làm mềm phân lâu dài có thể thấy rằng họ nhanh dung nạp thuốc và cần phải tăng liều theo thời gian. Một lần nữa, cần nhấn mạnh rằng, uống thuốc làm mềm phân lâu dài chỉ nên được thực hiện nếu có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc làm mềm phân có thể an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho trẻ em, nhưng cũng nên được sử dụng với sự cho phép của bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa.

Khi nào nên sử dụng thuốc làm mềm phân thay thuốc nhuận tràng?

Các chất làm mềm phân thường được coi là sự lựa chọn tốt hơn trong các trường hợp sau:

  • Sau sinh
  • Sau phẫu thuật
  • Khi bị nứt hậu môn hoặc trĩ ngoại
  • Những người bị bệnh tim (nếu được bác sỹ chỉ định).

Mặt khác, thuốc nhuận tràng lại là sự lựa chọn tốt hơn để điều trị táo bón. Nếu bạn không đại tiện trong vài ngày, uống thuốc nhuận trường sẽ giúp kích hoạt nhu động ruột để tống phân ra. Thuốc nhuận tràng cũng là lựa chọn tốt hơn nếu bạn đối mặt với táo bón mãn tính, mặc dù chúng cũng có thể sử dụng ngắn hạn.

Sử dụng

Thông thường, một loại thuốc làm mềm phân sẽ được dùng trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Hãy đảm bảo thực hiện theo hướng dẫn ghi trên nhãn và sử dụng đúng liều quy định.

Nếu bạn chọn uống thuốc dạng viên nang hoặc viên nén, hãy uống thuốc cùng một ly nước đầy (khoảng 200ml). Cho dù bạn sử dụng thuốc làm mềm phân loại nào, hãy đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước trong suốt cả ngày.

Thông tin thêm trong bài viết: 10 loại thực phẩm giúp nhuận tràng

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm