Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trà thảo mộc có trị được táo bón?

Rất nhiều người thích dùng trà thảo mộc vì đặc tính nhẹ nhàng và tác dụng thư giãn. Một số thành phần trong trà thảo mộc, như cascara và senna, có tác dụng nhuận tràng một cách tự nhiên do vậy có thể dùng để giảm chứng táo bón. Nhưng dùng như thế nào là đủ?.

Trà thảo mộc có trị được táo bón?

Táo bón là tình trạng đặc trưng bởi nhu động ruột không thường xuyên hoặc ít có nhu động ruột, có thể khiến bạn bị chướng bụng và rất khó chịu. Mayo Clinic mô tả táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Vì phân không được tống ra thường xuyên, nên chúng sẽ có xu hướng khô và cứng lại, do đó, lại càng khó tống ra ngoài hơn. Một vòng tròn luẩn quẩn khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng.

Tại sao trà được dùng để điều trị táo bón?

Thường xuyên uống đủ nước, bao gồm nước lọc và nước trà là một trong số những cách tốt nhất để ngăn chặn táo bón hoặc điều trị táo bón khi các triệu chứng phát triển. Bạn càng uống nhiều nước, ruột của bạn càng được bôi trơn nhiều và phân của bạn càng mềm nên dễ dàng tống ra ngoài hơn.

Một số loại thảo mộc có thể có nhiều tác dụng hơn là việc đáp ứng nhu cầu nước uống hàng ngày. Cascara (hay còn gọi là cây hắc mai) là một ví dụ, cascara được dùng như một loại thuốc nhuận tràng trong nhiều thế kỷ. Cascara cũng là thành phần trong một số loại trà và thực phẩm chức năng.

Cây phan tả diệp (senna) là một loại thảo mộc khác được nhiều người dùng như một loại thuốc nhuận tràng. Cũng như cascara, senna cũng có trong các loại trà thảo mộc và nhiều loại thực phẩm chức năng. Loại thảo mộc này có tác dụng cản trở sự tái hấp thu nước ở đại tràng, do vậy phân của bạn sẽ có nhiều độ ẩm hơn.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng trà thảo mộc, ví dụ như những loại trà chứa senna hoặc cascara như một biện pháp giảm táo bón tạm thời mà thôi.

Nguyên nhân gây táo bón 

Có 3 nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Bao gồm:

  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Lối sống ít vận động
  • Mất nước

Đôi khi, việc đi du lịch cũng gây ra sự thay đổi trong thói quen đại tiện. Căng thẳng và lo âu cũng có ảnh hưởng tương tự như vậy.

Nếu bạn đang mang thai, bạn sẽ bị táo bón tạm thời, nhưng sẽ khiến bạn rất khó chịu. Trẻ con cũng sẽ bị táo bón nếu trẻ nhịn đại tiện.

Các vấn đề về sức khỏe

Táo bón có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, ví dụ như:

  • Hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh khác về ruột
  • Các bệnh về tuyến giáp
  • Bệnh xơ nang
  • Rối loạn cảm xúc
  • Một số vấn đề về thần kinh, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ruột và trực tràng
  • Nhịn đi vệ sinh

Nếu bạn thường xuyên nhịn đi vệ sinh, thì có thể sẽ dẫn đến táo bón. Những người bị táo bón và nhịn đi vệ sinh cũng sẽ thường bị bệnh trĩ. Vì bệnh trĩ khiến người bệnh cảm thấy đau khi đại tiện, nên lại càng nhịn đi vệ sinh nhiều hơn. Bạn càng nhịn đi vệ sinh thì trong lần đại tiện tiếp theo, bạn sẽ càng cảm thấy đau nhiều hơn.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Táo bón có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Một số loại thuốc giảm đau có tính chất gây mê
  • Một số loại thuốc trầm cảm
  • Một số loại thuốc không cần kê đơn, như antihistamine và antacid
Các yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng trà thảo mộc để nhuận tràng

Chỉ người lớn mới nên dùng trà thảo mộc với mục đích nhuận tràng. Nếu trẻ nhỏ bị táo bón, bạn hãy cho trẻ hoạt động thể chất, uống nhiều nước và cho trẻ ăn thêm nhiều thực phẩm có chứa chất xơ. Một số loại thuốc nhuận tràng không cần kê đơn cũng có thể dùng được cho trẻ em.

Nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn hoàn toàn có thể dùng trà thảo mộc để điều trị táo bón tạm thời. Nhưng, bạn nên thận trọng với những loại trà có những thành phần không thong dụng và được giới thiệu có tác dụng dường như tốt hơn so với thực tế.

Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) không coi trà là một biện pháp giảm táo bón. Bạn không thể hoàn toàn chắc chắn được là có những thành phần gì ở trong trà. Bạn cũng không thể biết được liệu đã có cuộc thử nghiệm nào về độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại trà thảo mộc hiện nay hay không.

Nếu bạn đang mang thai, bạn nên tránh dùng các sản phẩm từ thảo mộc do các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, trà có chứa senna có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy và mất nước nếu bạn đang mang thai.

Trao đổi với bác sỹ trước khi thử bất cứ loại trà thảo mộc hoặc bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Loại trà nào mọi người thường sử dụng để điều trị táo bón?

Trà thảo mộc có thể được làm ra bởi sự phối hợp nhiều loại thảo mộc và nhiều loại lá trà khác nhau. Bạn nên kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn để biết được mình đang uống những gì.

Những loại trà dưới đây thường được dùng để làm giảm táo bón:

Trà senna: có tác dụng như một chất kích thích nhuận tràng. Trà senna có vị hơi đắng, do vậy, bạn có thể thêm mật ong hoặc một vài loại hương liệu khác vào trà để dễ uống hơn.

Một số người sử dụng trà bồ công anh (dandelion tea) để làm giảm khả năng giữ nước, nên loại trà này cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ

Trà cascara: có tác dụng nhuận tràng rất mạnh. Bạn không nên sử dụng loại trà này nhiều hơn liều khuyến nghị. Cascara có thể có trong một số loại thực phẩm chức năng nhuận tràng và một số loại trà.

Trà bạc hà: có thể giúp điều trị và dự phòng các trường hợp táo bón. Bạc hà được coi là một loại thảo mộc rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Trà xanh: được coi là có tác dụng tích cực lên sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trà xanh được dùng để chữa buồn nôn, tiêu chảy và táo bón.

Trà đen nóng hoặc lạnh: có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vừa đủ để ngăn chặn táo bón và bạn lại có thể uống hàng ngày mà không có nguy cơ lâu dài nào với sức khỏe. Thêm mật ong hoặc mật mía vào trà để làm tăng tác dụng nhuận tràng của trà.

Bạn nên uống bao nhiêu trà thảo mộc?

Rất nhiều loại trà có tác dụng nhuận tràng trên thị trường có hướng dẫn sử dụng là uống một cốc ngay trước khi đi ngủ. Bạn nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng để sử dụng đúng liều lượng và đúng hướng dẫn. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được các loại trà thảo mộc tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, hiệu thuốc và thậm chí là mua qua mạng.

Với đa số các loại trà thảo mộc, hướng dẫn sử dụng nói rằng bạn chỉ nên uống một cốc một ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón của bạn vẫn kéo dài vài ngày sau đó, bạn sẽ cần một loại thuốc nhuận tràng có tác dụng mạnh hơn. Bạn nên đi khám bác sỹ nếu tình trạng táo bón kéo dài từ 1 tuần trở lên.

Tác dụng không mong muốn

Chỉ nên sử dụng trà thảo mộc chữa táo bón một cách tạm thời mà thôi. Sử dụng lâu dài loại sản phẩm này có rất nhiều nguy cơ. Ví dụ, đường ruột của bạn sẽ trở nên phụ thuộc vào trà, và bạn sẽ khó đại tiện hơn nếu không uống trà. Táo bón cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác.

Trao đổi với bác sỹ nếu táo bón liên quan đến một vấn đề sức khỏe mãn tính. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn một vài lời khuyên về các loại thuốc nhuận tràng mà bạn có thể uống thường xuyên được. Tuy nhiên, tốt nhất là, hãy uống thuốc nhuận tràng, bất kể loại nào, càng ít càng tốt.

Việc tìm hiểu về các tác dụng phụ lâu dài của các loại trà thảo mộc là rất quan trọng. Ví dụ, Viện Đái tháo đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng, sử dụng trà cascara và senna thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương ở gan.

Trà thảo mộc cũng có thể sẽ tương tác với các loại thuốc bạn uống gần đây. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc kê đơn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng trà thảo mộc.

Có nên chỉ dùng trà thảo mộc để loại bỏ táo bón?

Nếu tình trạng táo bón của bạn là do chế độ ăn ít chất xơ hoặc không uống đủ nước, một cốc trà thảo mộc có thể là đủ để đưa hệ tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường trở lại. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây táo bón. Nếu các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra táo bón, bạn sẽ cần một phương pháp điều trị phù hợp. Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 1 tuân.

Bạn cũng có thể làm tăng tác dụng của các loại trà này hoặc của các biện pháp điều trị táo bón khác bằng cách tập thể dục thường xuyên hơn và ăn chế độ ăn có nhiều chất xơ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtTáo bón ở trẻ nhỏ - những điều cần biết

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm