Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị trầm cảm sau sinh

Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%,

Điều trị trầm cảm sau sinh

Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự.

Trầm cảm sau sinh

Các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình phát hiện. Chỉ đến khi nhiều hậu quả đau lòng xảy ra và bệnh ở giai đoạn nặng, người ta mới chú ý thì đã muộn.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Sau đây là những triệu chứng tâm lý gợi ý tình trạng trầm cảm sau sinh:

- Tâm trạng buồn bã.

- Giảm hứng thú hoạt động.

- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.

- Khó tập trung hoặc không quyết đoán.

- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.

- Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

- Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.

- Mệt mỏi, thiếu sinh lực.

Trong Đông y cũng có một chứng bệnh do trạng thái tâm lý quá căng thẳng, áp lực kéo dài làm tinh thần bồn chồn không yên, dễ tức giận, hay hờn khóc, bụng có cảm giác đầy, đau, trong cổ như có vật gì ngăn nghẹn, chóng mặt, mất ngủ… được gọi là chứng uất.

Theo sách Đan khê tân pháp - lục uất thì có tới các loại uất: Khí uất, Huyết uất, Thực uất, Thấp uất và Đờm uất, và nêu ra bài Lục uất thang, Việt cúc hoàn để trị. Tuy nhiên trong các loại này, trước hết do khí uất sau đó thấp, đờm, nhiệt, huyết, thức ăn mới uất lại sinh ra bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu do lo nghĩ quá độ, mong muốn không đạt, uất giận không tháo gỡ được, Can khí uất kết, Mộc không sơ Thổ, Tỳ khí không thăng, đàm thấp chất chứa ở trong, đàm khí uất kết gây các triệu chứng tinh thần uất ức hoặc nói lảm nhảm một mình, nói năng lẫn lộn hoặc cười khóc bất thường, lúc vui, lúc buồn, hoặc như ngơ ngẩn, không thiết ăn uống. Hoặc do giận dữ làm hại Can, Mộc uất hóa hỏa, Can hỏa thịnh ảnh hưởng đến Tâm Phế, khiến cho Tâm hỏa nội động, Phế mất chức năng tuyên giáng. Hoặc Can hỏa thịnh thì Thận âm bị suy tổn, tinh huyết khô, cân mạch mất sự nuôi dưỡng, gây nên chứng nội phong.

Điều trị

Về điều trị, trên lâm sàng thường gặp các thể sau:

Can khí uất kết:

Triệu chứng: tinh thần uất ức, hay tức giận, thở dài, ngực cảm thấy đầy, khó chịu, hông sườn đầy đau, ợ hơi, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.

Pháp trị: sơ can, lý khí, giải uất.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư): bạch thược, chỉ xác, hương phụ, sài hồ đều 8g, trần bì 6g, xuyên khung 6g, chích thảo 4g.

Khí trệ đờm uất:

Triệu chứng: trong họng cảm thấy như có vật gì ngăn nghẹn, khạc không ra, nuốt không xuống, ngực đầy tức, sườn đau, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch huyền hoạt.

Pháp trị: hóa đờm, lý khí, giải uất.

Bài thuốc: Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược): bán hạ, phục linh, tía tô đều 12g; hậu phác 2g, sinh khương 3 lát. Thêm chỉ xác, hương phụ, phật thủ, toàn phúc ngạnh.

Tâm tỳ đều hư:

Triệu chứng: hay lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hồi hộp, mệt mỏi, hay quên, mất ngủ, kém ăn, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

Pháp trị: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm (Tế sinh phương): bạch linh, đương quy, toan táo nhân, viễn chí đều 8g; bạch truật, nhân sâm, hoàng kỳ, long nhãn đều 10g, cam thảo, mộc hương đều 2g.

Ưu uất thương thần:

Triệu chứng: hoảng hốt, không yên, hay buồn lo, khóc, có lúc hay ngáp, chất lưỡi nhạt, mạch tế.

Pháp trị: dưỡng tâm, an thần.

Bài thuốc: Cam mạch đại táo thang (Kim quỹ yếu lược): cam thảo 12g, đại táo 10 quả, tiểu mạch 40g, thêm bá tử nhân, hợp hoan hoa, phục thần, táo nhân.

Song song với điều trị bằng thuốc còn có các biện pháp không dùng thuốc như: tư vấn, tập luyện, thư giãn, thiền, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… góp phần cải thiện các triệu chứng căng thẳng, đau nhức, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon hơn. Trong đó, quan trọng nhất phải huy động sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, chuyên gia tư vấn giúp cho bệnh nhân không cảm thấy cô độc, luôn được gần gũi, chia sẻ, tin tưởng rằng bản thân sẽ tốt hơn và sớm phục hồi, mọi lo lắng chỉ là tạm thời.

ThS.BS. NGUYỄN TRƯƠNG MINH THẾ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm