Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiền giúp giảm mỡ bụng

- Thiền được biết đến là một biện pháp giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, vậy làm thế nào tác động đến sự thay đổi lượng mỡ trong cơ thể và giúp bạn giảm cân? Câu trả lời nằm ở khía cạnh tâm lí của việc tăng cân và thói quen ăn uống. Thiền làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm sự thích thú khi ăn và giảm cân.

Căng thẳng mãn tính và mỡ bụng

Căng thẳng mãn tính, kéo dài được cho rằng có liên quan tới tăng cường tích lũy mỡ ở vùng bụng, nguyên nhân chủ yếu là do sự sản xuất quá mức cortisol, đồng thời cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong sớm. Một nhóm nghiên cứu của trường đại học California, San Francisco đã nghiên cứu liệu việc giảm stress thông qua thiền, có thể giảm mỡ bụng thậm chí trọng lượng của cơ thể được không (Thiền được chứng minh là giúp kéo dài tuổi thọ).

Thiền trong hành động

Trong khi bạn có thể tập một số hoạt động thể lực để giảm cân, nghiên cứu về thiền đã chỉ ra rằng thiền có thể làm giảm lượng mỡ bụng. Xuất bản năm 2001, trong tạp chí Journal of Obesity, nghiên cứu thực hiện trên một nhóm nhỏ gồm 47 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì (chỉ số khối trung bình cơ thể là 31.2), một nửa các đối tượng này được tham gia vào lớp học kỹ thuật thiền.

Các buổi học tập trung làm cảm giác đói, thèm ăn, xác định các nguyên nhân gây cảm giác đói, nhận thức về những cảm xúc tiêu cực, cũng như đưa ra những lời khuyên tự chấp nhận, thái độ tha thứ cho mọi người. Hướng dẫn thiền đã chỉ ra kỹ năng ăn uống mới, như là chú ý hơn đến cảm nhận của các giác quan và ăn chậm hơn so với bình thường.

Thực hành thiền

Nhóm nghiên cứu được khuyến khích luyện tập theo phương pháp thiền mới và các kỹ năng ăn uống. Họ cũng được khuyến khích sử dụng các kỹ năng này ở nhà trong các bài tập 30 phút/ ngày, 6 ngày/tuần cũng như trước và trong bữa ăn. Cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng được có 2 giờ được cung cấp thông tin về dinh dưỡng và thông tin bài tập. Đến cuối nghiên cứu, người tham gia nghiên cứu được đo sự phân bố mỡ ở vùng bụng và nồng độ cortisol trong máu.

Kết quả

Hai kết quả chính được kiểm tra: Thứ nhất, ăn uống tĩnh tâm và các hoạt động giảm stress có làm giảm cảm xúc ăn uống không? Và thứ hai, nó ảnh hưởng như thế nào đến lượng mỡ bụng của những người tham gia nghiên cứu?

Cảm xúc ăn uống được cải thiện: Nhìn chung, những người tham gia giảm lo lắng, lo âu, giảm thói quen ăn uống theo cảm xúc hoặc ăn uống dựa vào bề ngoài thực phẩm, nâng cao nhận thức về cảm xúc của cơ thể.

Nồng độ cortisol và mỡ bụng: Nồng độ cortisol trong máu ở nhóm điều trị thấp hơn so với nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên có ý nghĩa đối với nhóm đối tượng bị béo phì. Ngoài ra, người tham gia có cải thiện khi ăn uống một cách tĩnh tâm, họ nhận thức rõ về cảm giác đói, giảm căng thẳng kéo dài, và giảm mỡ bụng, khối lượng mỡ bụng giảm nhiều nhất lên tới 500g trong 4 tháng. Sự giảm mỡ bụng xảy ra ngay cả khi không có sự giảm khối lượng cơ thể. Các đối tượng béo phì thì ngược lại, có sự tăng cân trong giai đoạn nghiên cứu.

Thư giãn nhiều hơn, ăn ít hơn

Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, những nghiên cứu tương tự cũng đã chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường giảm căng thẳng tốt hơn với các bài tập thiền. Nghiên cứu trước đây trên động vật đã chỉ ra mối quan hệ giữa căng thẳng ăn uống với vị trí tích mỡ. Các nhà nghiên cứu cho biết thiền giúp con người đối phó với những căng thẳng, cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng tới sự phân bố mỡ trong cơ thể. Vậy ngay từ bây giờ bạn có thể thử dành ra 3 phút để thiền để thấy được những hiệu quả mà nó mang lại.

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Xem thêm