Nhận ra dấu hiệu xơ hóa phổi
Khi bạn bị xơ hóa phổi, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng có thể dễ nhận ra nhất đó là thở gấp.
Tuy nhiên, ho, mệt mỏi, đau cơ và khớp cũng là những dấu hiệu có thể của xơ hóa phổi. Bạn cũng có thể sẽ bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
Một vài người có thể sẽ có những triệu chứng nặng hơn những người khác.
Mối liên hệ với viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những tình trạng viêm và đau mãn tính, thường sẽ ảnh hưởng đến khớp. Viêm khớp dạng thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác của cơ thể, bao gồm cả phổi.
Một số bệnh phổi nặng có thể liên quan đến tình trạng viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, các vấn đề về thở là nguyên nhân thứ phát dẫn đến tử vong của các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Một trong số các vấn đề đó chính là xơ hóa phổi.
Viêm khớp dạng thấp và xơ hóa phổi
Theo phòng khám Mayo tại Mỹ, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị xơ hóa phổi cao hơn. Khi điều đó xảy ra, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ có sẹo ở các mô phổi và sẽ gặp phải tình trạng khó thở.
Theo Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), khoảng hơn 40% bệnh nhân viêm khớp cũng bị xơ hóa phổi. Nhưng các chuyên gia chưa biết chính xác tại sao bệnh nhân viêm khớp dạng thấp lại bị xơ hóa phổi.
Xơ hóa phổi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường sẽ phát triển từ một tình trạng gọi là bệnh phổi mô kẽ. Mặc dù rất phổ biến ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mô kẽ là tình trạng bệnh phổi nghiêm trọng nhất mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mắc phải, và có thể đe dọa đến tính mạng.
Điều trị bệnh khớp dạng thấp có thể cải thiện sức khỏe chung của bạn, nhưng không thể cải thiện được bệnh phổi liên quan đến viêm khớp dạng thấp (theo trung tâm viêm khớp Johns Hopkins).
Xét nghiệm xơ hóa phổi
Bác sỹ có thể sẽ tiến hành rất nhiều xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị xơ hóa phổi hay không. Bác sỹ sẽ bắt đầu bằng các loại chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang phổi hoặc siêu âm tim.
Bạn cũng có thể sẽ được làm xét nghiệm chứng năng phổi. Kiểm tra phế dung sẽ giúp bác sỹ biết được phổi bạn có thể giữ được bao nhiêu khí. Bài tập thể chất cũng là một dạng kiểm tra chức năng phổi.
Chụp X quang phổi và các xét nghiệm khác có thể là chưa đủ để bác sỹ kết luận bạn có bị xơ hóa phổi hay không. Xét nghiệm sinh thiết có thể là cách duy nhất để đảm bảo chắc chắn rằng phổi bạn có sẹo và tổn thương hay không. Sinh thiết là việc một mẫu mô phổi sẽ được tách ra khỏi phổi. Việc này có thể được thực hiện thông qua quá trình sinh thiết phẫu thuật. Bác sỹ sẽ đưa một camera nhỏ thông qua một vết cắt ở gần xương sườn.
Các nhà nghiên cứu chưa đủ khả năng để chứng minh mối liên quan giữa mức độ xơ hóa phổi và thời gian mắc viêm khớp dạng thấp. Nhưng xơ hóa phổi xảy ra với khoảng một nửa số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp và có thể dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân này. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp và bạn nghĩ rằng mình có thể đã bị xơ hóa phổi, hãy nói điều đó với bác sỹ.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.
Chứng lùn bao gồm một loạt các tình trạng đặc trưng bởi vóc dáng thấp bé. Mặc dù mỗi loại chứng lùn có nguyên nhân khác nhau nhưng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Cơ thể bạn là một hệ thống phức tạp gồm xương, da, các cơ quan, chất sinh học,… Trong số các chất sinh học có các protein đặc biệt được gọi là hemeprotein (hay hemoprotein), được tạo thành từ axit amin và sắt. Bạn có thể tìm thấy các protein này trong cơ và máu nơi chúng liên kết với oxy. Các protein trong máu của bạn được gọi là hemoglobin và các protein trong cơ của bạn được gọi là myoglobin. Cùng tìm hiểu về myoglobin qua bài viết sau đây!
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.
Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong mỗi gia đình, người mẹ không chỉ là trái tim mà còn là nguồn cảm hứng, mang lại sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi thành viên. Sức khỏe mẹ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của cả gia đình.