Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về mụn cóc (mụn cơm)?

- Mụn cơm là những bướu nhỏ ở trên da, gây ra do virus HPV. Mụn cóc ảnh hưởng đến con người từ hàng nghìn năm trước. Mặc dù mụn cơm thường không gây nguy hiểm, nhưng trông rất xấu xí và có thể sẽ làm bạn xấu hổ, có thể lây và gây đau đớn.

Thông tin quan trọng về mụn cóc sinh dục

Có khoảng hơn 100 typ virus HPV – virus gây ra mụn cóc. Gần như tất cả các typ virus HPV có thể gây ra các loại mụn cơm vô hại trên tay hoặc chân của bạn. Tuy nhiên, có một vài typ virus có thể gây mụn cóc ở bên trong, bên trên và xung quanh cơ quan sinh dục. Ở phũ nữ, loại mụn cóc này được gọi là mụn cóc sinh dục và thậm chí có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mụn cóc sinh dục hoặc bạn nghĩ rằng bạn đã từng tiếp xúc với chúng, hãy đi khám bác sỹ ngay.

Có những loại mụn cơm nào?

Có 5 loại mụn cơm chính. Mỗi loại lại xuất hiện ở một vùng khác nhau trên có thể và có hình dạng khác biệt

Mụn cơm thông thường

Mụn cơm thông thường thường mọc ở trên ngón tay hoặc ngón chân nhưng cũng có thể mọc ở bất kỳ chỗ nào khác. Mụn có dạng hạt, thô sần và thường có đầu tròn. Mụn cơm thông thường sẽ có màu xám hơn so với vùng da xung quanh.

Mụn cơm bàn chân

Mụn cơm bàn chân thường mọc ở lòng bàn chân. Không giống như các loại mụn cơm khác, mụn cơm bàn chân thường mọc bên trong da mà không phải ở ngoài da. Bạn có thể sẽ biết bạn bị mụn cơm bàn chân nếu bạn thấy có những lỗ nhỏ ở dưới chân, và được bao quanh bởi da ửng đỏ. Mụn cóc bàn chân có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi đi lại.

Mụn cóc dẹt

Mụn cóc dẹt thường mọc ở trên mặt, đùi hoặc cánh tay. Chúng thường rất nhỏ và khó để nhận ra. Mụn cóc dẹt thường có đầu dẹt, trông như đã được cạo. Mụn cóc dẹt có thể có màu hồng, màu nâu sáng hoặc màu vàng nhạt.

Mụn cóc dạng chỉ

Mụn cóc dạng chỉ thường mọc ở quanh miệng, mũi hoặc đôi khi mọc ở cổ hoặc dưới cằm. Mụn loại này thường rất nhỏ và có hình vạt nhỏ hoặc dạng sợi mảnh như chỉ. Mụn cóc dạng chỉ thường có màu giống với màu da.

Mụn cóc quanh móng

Mụn cóc quanh móng mọc ở phía dưới hoặc xung quanh móng tay, móng chân. Chúng có thể gây đau và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng.

Khi nào nên đi khám bác sỹ?

Bạn nên đến khám bác sỹ nếu:

- Bạn có mụn cóc trên mặt hoặc ở những vị trí nhạy cảm của cơ thể (như cơ quan sinh dục, miệng hoặc lỗ mũi)

- Bạn thấy chảy máu hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng như xuất hiện mủ hoặc vảy ở quanh  mụn cóc

- Mụn cóc gây đau đớn

- Màu sắc mụn cóc thay đổi

- Bạn có mụn cóc và bị tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn khác, như HIV/AIDS.

Có thể điều trị mụn cóc ở nhà không?

Mặc dù mụn cóc thường sẽ tự biến mất, nhưng chúng trông rất xấu xí và khó chịu, bởi vậy bạn có thể muốn thử điều trị chúng tại nhà. Rất nhiều mụn cóc có đáp ứng tốt với những loại thuốc tại hiệu thuốc.

Một số điều lưu ý:

Bạn có thể làm mụn cóc lan ra những phần khác của cơ thể và có thể lây cho người khác. Nếu việc điều trị cần bạn phải cọ xát mụn cóc bằng dũa móng tay hoặc đá bọt, bạn không nên dùng những vật dụng đó cho bất kỳ phần nào khác trên cơ thể và không để người khác dùng chung những dụng cụ đó.

Không nên cố điều trị mụn cóc ở chân nếu bạn bị tiểu đường. Hãy đến gặp bác sỹ. Tiểu đường có thể làm mất cảm giác ở chân, do vậy, bạn có thể sẽ làm tổn thương chính mình mà không nhận ra.

Không cố loại bỏ mụn cóc trên mặt hoặc các vùng nhạy cảm khác tại nhà (cơ quan sinh dục, miệng, lỗ mũi)

Phương pháp làm lạnh

Phương pháp này sẽ tập trung phun khí lạnh (thường là nitơ lỏng) vào mụn cóc của bạn. Khí lạnh sẽ giết chết da và cho phép bạn có thể cạo được bề mặt của mụn cóc. Đây sẽ là lựa chọn tốt nếu bạn muốn loại bỏ mụn cóc một cách nhanh chóng nhưng sẽ không đủ mạnh để loại bỏ tất cả các loại mụn cóc.

Điều trị bằng miếng dán có chứa axit salicylic

Bạn sẽ phải dùng miếng dán này hàng ngày trong vòng vài tuần. Cách này sẽ hiệu quả nhất nếu bạn ngâm mụn cóc trong nước khoảng 15 phút trước khi dán miếng dán.

Dùng băng keo

Một số người đã điều trị thành công bằng việc sử dụng băng keo. Bạn sẽ dán mụn cóc bằng một đoạn băng keo nhỏ trong vài ngày, sau đó, ngâm mụn cóc và cuối cùng, cọ xát mụn cóc để loại bỏ lớp da chết. Bạn có thể sẽ phải lặp lại quá trình này vài lần để loại bỏ hoàn toàn mụn cóc.

Bác sỹ sẽ làm gì với mụn cóc?

Nếu mụn cóc của bạn không đáp ứng tốt với các cách chữa trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sỹ. Nên nhớ, đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn bị tiểu đường và có mụn cóc ở chân.

Nitơ lỏng

Bác sỹ cũng sẽ làm lạnh mụn cóc của bạn bằng nitơ lỏng. Có thể sẽ hơi đau một chút nhưng sẽ rất hiệu quả. Có thể bạn sẽ phải phối hợp nhiều cách điều trị khác nhau. Làm lạnh sẽ tạo ra các nốt phồng rộp ở phía dưới và xung quanh mụn cóc. Những nốt này sẽ loại bỏ mụn cóc khỏi da trong vòng 1 tuần.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể sẽ được cân nhắc nếu mụn cóc của bạn không đáp ứng với các cách điều trị khác. Bác sỹ sẽ loại bỏ mụn cóc của bạn bằng dao phẫu thuật hoặc đốt mụn bằng dòng điện. Bạn sẽ cần phải được gây tê trước và việc này có thể sẽ gây đau đớn. Phẫu thuật cũng có thể sẽ để lại sẹo.

Có thể dự phòng mụn cóc được không?

Có rất nhiều cách để dự phòng và giữ mụn cóc không lây ra những vùng khác trên cơ thể. Làm theo những hướng dẫn sau:

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi bạn tiếp xúc với người có mụn cóc

- Không bóc mụn cóc của bạn

- Che mụn cóc bằng một dải băng gạc

- Luôn giữ tay và chân khô ráo

- Đi dép trong phòng tắm hoặc khi ở trong phòng thay đồ hoặc ở trong phòng tắm công cộng.

Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm