Thay khớp gối toàn phần là gì?
Thay khớp gối toàn phần là một phẫu thuật để khôi phục lại vận động bình thường cho khớp gối và hoạt động của các cơ, dây chằng và cấu trúc mô mềm khác kiểm soát khớp. Nó trở thành tiêu chuẩn vàng trong điều trị viêm khớp nặng ở người già do nhiều nguyên nhân.
Những ai cần thay khớp gối toàn phần và khi nào?
Những người bị viêm khớp tiến triển do bệnh khớp gây thoái hóa (rách) hoặc tổn thương khớp do viêm có thể cần phẫu thuật thay khớp gối. Chỉ cần thay khớp gối khi khớp rất đau, biến dạng hoặc cứng khớp khiến người bệnh không thể đi lại thậm chí chỉ vài bước.
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được thực hiện như thế nào?
Thay khớp gối toàn phần được thực hiện sử dụng thiết bị đặc biệt để tái tạo hoạt động khớp gần với bình thường. Trong hoạt động này, những mảnh vụn của xương cùng với sụn bị tổn thương được cắt bỏ và thay bằng những thành phần nhân tạo, gắn vào bằng xi măng xương. Khớp nhân tạo bao gồm thành phần bằng kim loại xen kẽ với thành phần nhựa, cho phép dễ dàng thực hiện các cử động khớp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 96-98% khớp gối được thay toàn phần có tuổi thọ 20 năm.
Có cần nằm viện?
Thời gian nằm viện trung bình đã giảm cùng với những kỹ thuật thay khớp hiện đại. Thông thường, bạn cần nằm viện khoảng 3-7 ngày.
Khi nào có thể hoạt động bình thường sau phẫu thuật?
Bệnh nhân được phép đứng lên và đi bộ vào ngày sau phẫu thuật và trước khi xuất viện, bệnh nhân nên thực hiện được những hoạt động đơn giản hàng ngày. Họ có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ đi lại trong vài tuần, tuy nhiên, sẽ trở lại bình thường sau khoảng 6-8 tuần.
Các biến chứng
Ngày nay, phẫu thuật khớp gối là phẫu thuật khá thành công. Tuy nhiên, như bất cứ phẫu thuật nào khác, người bệnh cần lưu ý một số biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, lỏng khớp vô trùng và các biến chứng mạch, thần kinh.
Điều nên và không nên làm sau phẫu thuật
Không cần hạn chế đi bộ, leo cầu thang, nhảy và bơi. Nhìn chung, bạn không nên theo đuổi những môn thể thao tác động mạnh như bóng đá, bóng bầu dục. Chơi tennis, golf là lựa chọn an toàn hơn.
Khớp gối nhân tạo kéo dài được bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của khớp gối được thay là khoảng 15-20 năm.
Thay khớp gối có độ linh hoạt cao là gì?
Khớp gối có độ cong cao chính là khớp gối toàn phần, ở đó bệnh nhân có thể gập cong đầu gối khoảng 145 độ. Cần lưu ý rằng sự linh hoạt này có thể chỉ ở vài cá nhân.
Do vậy, độ an toàn và tỷ lệ thành công rất cao, kỹ thuật phẫu thuật có thể tái tạo, thuốc gây mê an toàn hơn và tuổi thọ khớp gối 15-20 năm tạo ra một phương pháp phẫu thuật thay thế khớp gối toàn phần có thể chấp nhận được cho người bị viêm khớp nặng.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.
Chứng lùn bao gồm một loạt các tình trạng đặc trưng bởi vóc dáng thấp bé. Mặc dù mỗi loại chứng lùn có nguyên nhân khác nhau nhưng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Cơ thể bạn là một hệ thống phức tạp gồm xương, da, các cơ quan, chất sinh học,… Trong số các chất sinh học có các protein đặc biệt được gọi là hemeprotein (hay hemoprotein), được tạo thành từ axit amin và sắt. Bạn có thể tìm thấy các protein này trong cơ và máu nơi chúng liên kết với oxy. Các protein trong máu của bạn được gọi là hemoglobin và các protein trong cơ của bạn được gọi là myoglobin. Cùng tìm hiểu về myoglobin qua bài viết sau đây!
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.
Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong mỗi gia đình, người mẹ không chỉ là trái tim mà còn là nguồn cảm hứng, mang lại sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi thành viên. Sức khỏe mẹ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của cả gia đình.