Bài tập thiền cho lòng từ bi, trắc ẩn
Thiền định và cái tôi bản ngã
Cảm giác cô đơn, mất kết nối và tách biệt có thể chồng chất đối với người đơn độc. Đó là những cảm giác khiến chúng ta phát bệnh, căn nguyên xuất phát từ cái tôi. Cái tôi bảo chúng ta tách biệt với thiên tính, tách biệt với người khác, tách biệt với tình yêu. Và đó là một lời nói dối trắng trợn.
Mỗi con người đều cần kết nối với thiên tính, với người khác và đó chính là nguồn năng lượng đoàn kết chúng ta lại. Vì vậy cái tôi sẽ muốn bản thân nó “khác biệt” để bù đắp cho sự kết nối thiếu hụt. Sự lo lắng nảy sinh từ sự mâu thuẫn nhân tạo này sẽ khiến chúng ta đau khổ.
Tuy nhiên bạn có thể tránh rơi vào tình cảnh đó. Hãy nhận biết bất kì những xúc cảm nào nảy sinh từ cái tôi này, cái tôi phản ánh hai mặt của một vấn đề. Một mặt là sự thiếu thốn, không xứng đáng, hoặc so sánh tiêu cực khiến bạn cảm thấy thua kém, phán xét hoặc ghen tị đối với người khác. Mặt kia là cảm giác đặc biệt, vượt trội, kiêu ngạo, tự sướng hoặc cảm thấy tốt đẹp hơn người khác. Hai khía cạnh trên đều là bẫy của cái tôi khiến bạn tách biệt với mọi người.
Thực hành Thiền Tonglen - Thiền cho và nhận
Thực hành phương pháp thiền đạo Phật của Tây Tạng này bằng cách lấy sự đau khổ khi bạn chịu đựng người khác, thay bằng niềm hạnh phúc, lòng trắc ẩn và sự an lạc của bạn qua hơi thở. Nó hòa tan sự đề phòng, bám víu và cố định của cái tôi nhỏ nhen từ đó gợi mở trái tim bạn. Nó đảo ngược khuynh hướng của cái tôi nhỏ nhen là tránh khổ đau và tìm kiếm sự hài lòng, từ đó giải phóng bạn khỏi nhà tù của sự ích kỷ.
Cái tôi nhỏ nhen là gì? Ẩn sâu trong tâm trí bạn, bạn sẽ nghe thấy rất nhiều giọng nói. Giọng nói từ cái tôi của bạn – cái tôi nhỏ nhen – đến từ nhiều bộ dạng ngụy trang. Nó được gọi là “cái tôi nhỏ nhen” vì giống một đứa trẻ. Nó nhỏ bé và không được tin cậy để đưa ra quyết định lành mạnh, sáng suốt, trưởng thành về tâm hồn. Nhưng nó không cần sự phát xét của bạn; nó cần lòng trắc ẩn của bạn.
Khi bắt đầu, bạn sẽ thấy bản thân chống cự với hình thức thiền này. Tất cả sự khiếp sợ, oán giận, thất vọng, giận giữ và sự tránh né đau khổ sẽ xuất hiện. Nếu bạn trải nghiệm những cảm giác đó, hãy sử dụng chúng để khiến việc thiền trở nên sâu sắc hơn. Hãy để chất độc của những điều khổ đau đó trở thành thuốc trị bệnh. Bằng việc thực hành phương pháp này, trái tim của bạn sẽ ngày càng rộng mở và bạn sẽ trở thành chiếc tàu mang đến sự từ bi có thể chữa lành người khác bằng sự hiện diện của mình.
Bắt đầu bằng cách làm sạch bối cảnh cảm xúc của mình: ngồi tĩnh lặng và tập trung vào hơi thở, khi bạn cho phép tâm trí được bình yên. Sử dụng hơi thở của mình, cảm thấy mình hít vào bất kì cảm xúc tiêu cực nào mà bạn có thể có trong thời điểm hiện tại, sau đó thở ra sự vui vẻ và an lạc. Hãy thanh tẩy bối cảnh cảm xúc của bạn bằng cách lặp lại quá trình này cho đến khi bạn thấy bình tĩnh và sáng suốt.
Sau đó, thanh tẩy bản thân bạn. Hãy coi bản thân bạn tồn tại thành hai thực thể "Ánh sáng chỉ đường" và "Cái tôi nhỏ nhen". Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng trái tim rộng mở của Ánh sáng chỉ đường sẽ hít vào tất cả những gì Cái tôi nhỏ nhen phải chịu đựng. Khi bạn thở ra, quan sát Ánh sáng chỉ đường sẽ gửi đến Cái tôi nhỏ nhen sự chữa lành, an bình, an lạc, tình yêu và sự từ bi. Trong vòng tay nhân ái của Ánh sáng chỉ đường, Cái tôi nhỏ nhen sẽ đáp ứng bằng cách mở rộng trái tim, và mọi đau khổ được hóa giải.
Hãy làm sạch cảm giác về những hành động sai trái của bạn bằng việc suy xét một trường hợp mà bạn ứng xử không tốt. Có thể bạn sẽ thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc hối hận. Khi bạn nghĩ về trường hợp này, hãy chấp nhận chịu trách nhiệm về nó khi thở vào, và khi thở ra, thừa nhận hành động sai trái của mình, từ đó gửi đến sự tha thứ cho bản thân và mang lại tình yêu, sự an lạc và hòa giải với những đối tượng bạn đã làm tổn hại.
Thực hành Cho và Nhận đến người khác: bây giờ bạn đã làm sạch bối cảnh cảm xúc cũng như nỗi đau của Cái tôi nhỏ nhen, từ đó có năng lượng của sự tha thứ và hòa giải. Giờ bạn hãy mở rộng thực hành Cho và Nhận đến người khác.
Nếu bạn thấy bản thân mình đang chống cự phương pháp thực hành này, hãy chú ý tất cả cảm xúc xuất hiện: oán giận, sợ hãi, giận dữ, đau buồn, kinh hãi, khiếp sợ, cảm giác báo thù.
Bạn cũng nên chú ý đến tất cả các cảm giác thể chất: thắt ngực, bụng xiết chặt hoặc cảm giác nặng nề hay tăm tối. Khi bạn hít vào, cảm nhật sự Thống nhất với tất cả những người khác trên hành tinh, những người có cùng cảm nhận với bạn. Khi thở ra, gửi đến sự cứu trợ với những người đau khổ, bao gồm bản thân bạn.
Xem thêm thông tin về bài viết 6 lợi ích của thiền định mỗi ngày
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.