Bạn không thể nhìn thấy hoặc chạm vào stress, nhưng lại có thể cảm nhận được những ảnh hưởng lên não bộ và cơ thể. Khi bị stress trong thời gian ngắn, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn sẽ tăng lên. Nếu thường xuyên bị stress, tuyến thượng thận của bạn sẽ tiết rất nhiều hormon cortisol. Quá nhiều hormon này trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não, hệ miễn dịch và các cơ quan khác. Stress mạn tính có thể góp phần làm tăng trình trạng đau đầu, lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch và thậm chí là tử vong sớm.
Mặc dù bạn không thể loại bỏ hoàn toàn stress nhưng bạn vẫn có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể. Một trong những kỹ thuật đơn giản và rất hiệu quả để giải tỏa stress là thiền. Thiền là một hoạt động mà khi đó bạn tập trung tâm trí vào bên trong cơ thể và tạo ra trạng thái thư giãn tuyệt đối.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, Thiền có lợi cho sức khỏe bởi ảnh hưởng của Thiền lên hệ thần kinh giao cảm - hệ thống làm tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp khi bị stress. Thiền sẽ giúp bạn giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim, nhịp thở. Hơn thế nữa, thiền có những tác dụng về mặt tinh thần, đặc biệt là củng cố sự tập trung, khả năng sáng tạo, trực giác và sự kết nối với nội tâm của bạn.
Những loại hình thiền
Thiền có rất nhiều dạng, bao gồm:
Thiền tập trung: dạy bạn cách tập trung trí óc và được coi là nguồn gốc của tất cả các loại hình thiền khác.
Thiền hướng tâm: là tập trung sự tĩnh lặng trong tâm trí và mang đến sự nhận thức về trái tim, là trung tâm năng lượng nằm ở giữa ngực.
Thiền chánh niệm: khuyến khích bạn tập trung một cách khách quan vào những ý nghĩ tiêu cực khiến chúng thoát khỏi tâm trí của bạn, từ đó tạo ra sự bình thản trong tâm hồn.
Thái cực quyền và khí công: là loại hình thiền động kết hợp giữa những bài tập thể dục với thở và sự tập trung.
Thiền siêu việt: là một kỹ thuật thiền nổi tiếng. Khi thiền, bạn sẽ lặp lại trong tâm trí một mantra, tức là một từ, cụm từ hay âm, để làm tĩnh lặng suy nghĩ và đạt đến một trạng thái nhận thức tốt hơn.
Thiền hành: sẽ khiến bạn tập trung vào cả cơ thể và trí óc khi bạn hít thở trong những bước đi.
Thiền rất đơn giản ở chỗ bạn không cần bất kì một dụng cụ nào khi tập. Tất cả những gì cần thiết là một không gian yên tĩnh và vài phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu thiền khoảng 10 phút mỗi lần hoặc thiền 2 lần một ngày và mỗi lần chỉ cần 5 phút. Tốt nhất nên thiền vào một thời điểm nhất định vào mỗi buổi sáng. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo nên một thói quen và chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy thiền vào mỗi buổi sáng cũng giống như bạn đánh răng hàng ngày vậy.
Tùy vào loại hình thiền mà bạn lựa chọn sẽ có những đặc điểm đặc trưng khác nhau, nhưng sau đây là một số hướng dẫn chung để bạn có thể bắt đầu:
Tìm kiếm một nơi dành riêng cho thiền. Bạn sẽ tạo dựng được một cảm giác đặc biệt tại đó và bạn sẽ chìm vào trạng thái thiền dễ dàng hơn. Hãy đốt nến, đặt hoa tươi, đốt hương trầm hoặc đặt bất kì vật gì có thể giúp bạn tập trung (như một bức ảnh, pha lê hoặc một biểu tượng tôn giáo) xung quanh vị trí thiền của bạn.
Nên chọn một nơi yên tĩnh, điều này cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào việc thiền, không bị gián đoạn tâm trí bởi các yếu tố bên ngoài. Đối với người mới bắt đầu thiền, không bị làm phiền trong quá trình thiền là điều rất quan trọng nhất giúp bạn dễ dàng tập trung tâm trí hơn. Nên bạn hãy tắt TV, điện thoại và tất cả các thiết bị âm thanh khác. Bạn có thể mở nhạc, loại giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, lặp đi lặp lại.
Ăn mặc thoải mái. Khi ngồi thiền, bạn phải thật sự tập trung nên nếu mặc quần áo chật chội hoặc gây khó chịu, sẽ khiến bạn không thể tập trung được và tốt nhất là không nên mang giày dép.
Ngồi thật thoải mái. Theo truyền thống, bạn có thể ngồi trên một tấm nệm theo kiểu kiết già, bán kiết già, toàn , kiểu Nhật bản,… hoặc ngồi trên ghế. Dù ngồi theo tư thế nào, hãy ngồi thoải mái và thẳng lưng, xương sống ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước mà cũng không ngả về sau.
Bạn có thiền mở mắt hoặc khép hờ hai mắt, tuy nhiên lời khuyên cho người mới bắt đầu là nên nhắm mắt lại để giảm bớt những tác động đến bạn qua thị giác. Khi đã quen với việc thiền định, bạn có thể tập mở mắt khi thiền và tập trung nhìn vào một vật mà bạn đã chọn sẵn.
Thở chậm, sâu và nhẹ nhàng. Hãy giữ cho tâm trí bạn tập trung vào nội tâm hoặc vào đồ vật đã chọn. Nếu bạn bắt đầu mất tập trung thì hãy khéo léo hướng tâm trí tập trung trở lại. Hít vào luồn không khí thanh sạch, thư thái và tĩnh lặng để nó đi vào trong trái tim và tâm tưởng của bạn, để bạn có cảm nhận được thân thể "nở bừng ra và sáng rực lên". Khi Thở ra, hãy tưởng tượng hơi thở của bạn như một dòng sông hoặc một ngọn sóng đang cuốn đi những tà khí, khiến thân thể bạn nhẹ bỗng và thư thái.
Bạn cũng có thể lặp lại một số cụm từ trong khi thiền. Rất nhiều người sử dụng từ "shanti" trong tiếng Phạn có nghĩa là "An bình". Hoặc chọn một từ, cụm từ khác từ chính ngôn ngữ và tín ngưỡng của bạn.
Thời gian ngồi thiền. Các thiền giả khuyên rằng nên ngồi thiền 20 phút mỗi ngày, với những người mới bắt đầu thì có thể là 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên cố gắng thiền vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, ví dụ như 15 phút vào buổi sáng sớm và 5 phút trước giờ ăn trưa. Nên tập luyện thói quen thiền thường xuyên nếu bạn muốn tĩnh tâm .
Thiền trong khoảng một đến hai tuần, bạn đã có thể nhận thấy sự thay đổi tich cực trong tâm trạng và mức độ stress của mình. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự thư thái và cân bằng của nội tâm ngay cả khi cuộc sống đầy bận rộn.
Và cuối cùng, hãy nhớ, thiền là một cuộc hành trình. Mục đích của thiền là đạt được sự yên bình, thư thái trong tâm hồn và đạt tới cảnh giới cao nhất là khi mà mọi thứ trở nên vô thường, con người suy nghĩ tập trung vào những gì bạn đang muốn thực hiện. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều năm tập luyện để có thể đạt được cảnh giới đó. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn biết chọn cái đích mình cần đạt đến trong cuộc hành trình dài này. Hãy duy trì thường xuyên nhất có thể việc Thiền. Bất cứ khi nào Bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và sự thanh bình nơi mình, khi đó bạn đã thành công trong việc thiền định.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bài tập thiền cho lòng từ bi, trắc ẩn
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.