Thủng màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ bị thủng hay còn gọi là thủng màng nhĩ. Trong một số ít trường hợp, thủng màng nhĩ có thể gây mất thính giác vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Do viêm nhiễm
Viêm tai là nguyên nhân phổ biến gây thủng màng nhĩ, đặc biệt là ở trẻ em. Khi bị viêm tai, dịch viêm tích tụ phía sau màng nhĩ. Áp lực từ sự tích tụ dịch viêm có thể khiến màng nhĩ bị thủng.
Do thay đổi áp suất
Các hoạt động khác có thể gây ra thay đổi áp suất trong tai và dẫn đến thủng màng nhĩ. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra do sự thay đổi áp suất bên ngoài và bên trong tai. Các hoạt động có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
Đọc thêm bài viết: Phải làm gì khi có côn trùng trong tai?
Chấn thương
Chấn thương cũng có thể làm thủng màng nhĩ của bạn. Bất kỳ chấn thương nào đối với tai hoặc một bên đầu đều có thể gây thủng màng nhĩ. Một số chấn thương có thể gây thủng màng nhĩ:
Đưa bất kỳ vật nào, chẳng hạn như tăm bông, móng tay hoặc bút, vào quá sâu trong tai cũng có thể gây hại cho màng nhĩ của bạn. Những chấn thương tai do tiếng ồn cực lớn, có thể làm thủng màng nhĩ của bạn. Tuy nhiên, những trường hợp này không phổ biến.
Triệu chứng thủng màng nhĩ
Đau là triệu chứng chính của thủng màng nhĩ. Đối với một số người, cơn đau có thể khá nghiêm trọng. Thông thường tai bắt đầu chảy nước khi hết đau. Lúc này màng nhĩ đã bị thủng. Nước, máu hoặc dịch mủ viêm có thể chảy ra từ tai bị ảnh hưởng. Vết thủng do viêm tai giữa thường gây chảy máu.
Viêm tai thường gặp ở trẻ nhỏ, người bị cảm lạnh hoặc cúm hoặc ở những khu vực có chất lượng không khí kém. Bạn có thể bị mất thính giác tạm thời hoặc giảm khả năng nghe ở bên tai bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể bị ù tai liên tục trong tai hoặc chóng mặt.
Chẩn đoán thủng màng nhĩ
Bác sĩ có thể sử dụng một số cách để xác định xem bạn có bị thủng màng nhĩ hay không:
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nếu bạn cần kiểm tra chuyên sâu hơn hoặc điều trị thủng màng nhĩ.
Điều trị thủng màng nhĩ
Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ chủ yếu được thiết kế để giảm đau và loại bỏ hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Vá màng nhĩ
Nếu tai của bạn không tự lành, bác sĩ có thể vá màng nhĩ. Việc vá liên quan đến việc đặt một miếng giấy tẩm thuốc lên vết rách trên màng nhĩ và sau đó tổn thương sẽ tự lành lại.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể loại bỏ nhiễm trùng – là nguyên nhân có thể dẫn đến thủng màng nhĩ. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc nhỏ tai hoặc cả hai.
Phẫu thuật
Trong một số ít trường hợp, bạn sẽ cần phẫu thuật để vá lỗ thủng màng nhĩ và được gọi là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ. Trong quá trình tạo hình màng nhĩ, bác sĩ lấy mô từ một vùng khác trên cơ thể bạn và ghép nó vào lỗ thủng trên màng nhĩ.
Đọc bài viết: Chế độ ăn uống cho trẻ mắc viêm VA
Biện pháp khắc phục tại nhà
Ở nhà, bạn có thể giảm đau do thủng màng nhĩ bằng chườm ấm và thuốc giảm đau. Đặt một miếng gạc khô, ấm lên tai có thể giúp bạn giảm đau. Không xì mũi quá mức cần thiết là cách để bạn giúp cho vết thương màng nhĩ mau lành hơn. Xì mũi tạo ra áp lực trong tai, việc làm thông tai bằng cách nín thở, bịt mũi và xì cũng tạo ra áp suất cao trong tai và có thể gây đau cũng như làm chậm quá trình lành màng nhĩ.
Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào trừ khi bác sĩ khuyên dùng. Nếu màng nhĩ của bạn bị thủng thì thuốc nhỏ tai có thể đi vào sâu trong tai và gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn cho tai của bạn.
Thủng màng nhĩ ở trẻ em
Thủng màng nhĩ có thể xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em do biểu mô màng nhĩ của trẻ nhạy cảm và ống tai hẹp. Dùng tăm bông ngoáy quá mạnh dễ làm tổn thương màng nhĩ của trẻ. Bất kỳ loại dị vật nhỏ nào, như bút chì hoặc kẹp tóc cũng có thể làm hỏng hoặc thủng màng nhĩ nếu đưa quá sâu vào trong ống tai.
Viêm tai là nguyên nhân phổ biến nhất gây thủng màng nhĩ ở trẻ em. 5/6 trẻ em bị viêm tai ít nhất một lần khi chúng được 3 tuổi. Nguy cơ nhiễm trùng của trẻ có thể cao hơn nếu trẻ đi lớp hoặc bú bình khi nằm thay vì bú mẹ. Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
Bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng nếu bạn lo lắng trẻ có vấn đề về tai như thủng màng nhĩ. Màng nhĩ của trẻ rất mỏng manh, tổn thương không được điều trị có thể ảnh hưởng lâu dài đến thính giác của trẻ. Bạn cần dạy trẻ không nhét đồ vật vào tai. Ngoài ra, cố gắng tránh cho trẻ đi máy bay nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm xoang. Sự thay đổi áp suất có thể làm hỏng màng nhĩ của trẻ.
Tiên lượng của thủng màng nhĩ
Màng nhĩ bị thủng thường lành mà không cần điều trị xâm lấn. Hầu hết những người bị thủng màng nhĩ chỉ bị mất thính giác tạm thời. Ngay cả khi không điều trị, màng nhĩ của bạn sẽ lành trong vài tuần. Bạn thường có thể xuất viện trong vòng 1 - 2 ngày sau khi phẫu thuật màng nhĩ. Bạn có thể phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là sau khi điều trị hoặc phẫu thuật, thường trong vòng tám tuần.
Ngăn ngừa thủng màng nhĩ
Có nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa thủng màng nhĩ trong tương lai.
Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39 hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.