Cắn vào môi hoặc lưỡi thường xảy ra bất ngờ. Ví dụ, trong lúc đang nhai, bạn có thể cắn nhầm và khiến mình bị thương. Bạn cũng có thể tự cắn vào môi hoặc lưỡi khi bị ngã hoặc một tai nạn khác. Mặc dù cắn vào lưỡi có thể gây chảy máu khá nhiều nhưng những vết thương này sẽ lành khá nhanh vì lưỡi có nguồn cung cấp máu dồi dào. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cắn vào môi hoặc lưỡi cần được chăm sóc y tế.
Bài viết dưới đây giải thích những bước bạn có thể thực hiện tại nhà và khi nào bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Sơ cứu khi bị cắn phải môi hoặc lưỡi
Nếu bạn lỡ may cắn phải môi hoặc lưỡi, bạn có thể thực hiện những hướng dẫn sau:
1. Vệ sinh vết rách bằng gạc: Khi bạn cắn môi hoặc lưỡi, hãy đánh giá khu vực xem có mảnh vụn hoặc bụi bẩn nào không, đặc biệt nếu vết thương xảy ra do ngã. Làm sạch khu vực đó nhẹ nhàng bằng một miếng gạc sạch. Nếu có mảnh vụn mắc kẹt bên trong vết thương, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ và không nên cố gắng tự loại bỏ mảnh vụn đó.
2. Rửa sạch vết thương bằng nước lạnh: Bạn có thể làm sạch thêm bằng cách súc miệng bằng nước muối. Với người trưởng thành có thể sử dụng dung dịch gồm một phần hydrogen peroxide với một phần nước nếu muốn. Tuy nhiên, không cho trẻ em dùng nước súc miệng này vì trẻ có thể nuốt phải dung dịch và gây nguy hiểm.
Đọc thêm bài viết: Môi bị cháy nắng
3. Kiểm soát vết thương chảy máu: Sau khi làm sạch vết thương, bạn có thể áp mạnh lên vết thương bằng một miếng gạc sạch hoặc khăn sạch. Nếu máu không ngừng chảy, hãy tiếp tục ấn vào khu vực đó và đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc ngay lập tức.
4. Giảm sưng tấy: Nếu máu ngừng chảy, bạn nên chườm lạnh lên vùng bị thương để giảm sưng. Đối với vết thương bên trong miệng, bạn có thể dùng kem que để giữ lạnh vết thương hoặc ngậm đá viên trong miệng. Nếu bạn chườm đá hoặc túi lạnh ra bên ngoài miệng, bạn nên cẩn thận và chắc chắn rằng túi làm mát đó được bọc trong một miếng vải chứ không phải áp trực tiếp lên da.
Trong thời gian làm lành vết thương
Bạn có thể cần phải dùng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát sự khó chịu do chấn thương. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng thức ăn có tính acid hoặc mặn có thể khiến khu vực này bị khó chịu hơn. Vì vậy, bạn nên tránh ăn hoặc uống những loại thực phẩm đó cho đến khi vết thương lành lại. Bạn có thể rửa sạch bằng nước sau khi ăn hoặc uống để giảm sự khó chịu. Khi vết thương lành lại, hãy theo dõi bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như:
Nếu bạn nghi ngờ khu vực này đã bị nhiễm trùng, hãy đi khám nha sĩ hoặc bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thông thường, vết thương ở miệng sẽ tự lành. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào sau đây:
Cắn môi hoặc lưỡi có thể gây đau đáng kể. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, các vết thương đều ở bề mặt và tự lành tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên rửa sạch vết thương để giảm khả năng nhiễm trùng. Hầu hết các vết thương sẽ có dấu hiệu lành lại trong vòng vài ngày. Nếu chúng kéo dài hơn thời gian này, hoặc nếu chảy máu nhiều hoặc không thể cầm máu, bạn cần đi khám tại phòng khám nha khoa hoặc đa khoa ngay lập tức.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?