Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao giọng bạn lại thay đổi khi già đi?

Trong đa số trường hợp, sự thay đổi giọng nói chỉ là do quá trình lão hóa. Nhưng một số trường hợp khác, sự thay đổi có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe .

Như chúng ta đã biết, khi vào tuổi dậy thì, giọng nói của chúng ta cũng sẽ thay đổi. Nhưng một điều hiển nhiên đó là khi già đi, tình trạng này cũng sẽ diễn ra và thậm chí còn có một thuật ngữ cho hiện tượng này đó là chứng lão hóa. Ở độ tuổi khoảng 60, nhiều người bắt đầu nhận thấy giọng nói của họ không còn giống như trước đây.

Những thay đổi này có xu hướng diễn ra từ từ, có thể làm cho giọng nói của bạn cao hơn, trầm hơn, khó nói to hoặc nói chậm hơn... Quá trình thay đổi giọng nói xảy ra khá phổ biến và đây chỉ đơn giản là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng trong một số trường hợp khác, sự thay đổi giọng nói có thể xảy ra cùng với sự thay đổi nội tiết hoặc liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Aging Voice and Parkinson's Related Voice Disorders | Annapolis and Severna  Park, MD

Sự thay đổi của giọng nói khi già đi

Có rất nhiều nguyên nhân gây thay đổi giọng nói khi già đi, tuy nhiên dưới đây là ba trong số những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Giọng nói trở nên yếu và khàn hơn

Cơ thể dần mất đi khối lượng cơ bắp và độ săn chắc khi chúng ta già đi, điều này xảy ra ở cả dây cơ thanh âm và cơ giáp phễu - hai dải cơ quan trọng để tạo ra âm thanh. Quá trình này có thể khiến các sợi cơ trở nên yếu và kém linh hoạt hơn, khiến chúng khó mở và đóng hiệu quả hơn. Đồng thời, lớp màng nhầy tự nhiên trên các dây thanh có thể bắt đầu giảm đi, khiến chúng trở nên khô hơn. Các nếp gấp thanh quản dựa vào lớp màng nhầy này để dao động nhịp nhàng và hiệu quả để tạo ra âm thanh.

Đọc thêm thông tin tại: Thay đổi giọng nói ở tuổi dậy thì

2. Nguyên nhân do nội tiết

Sau thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm hormone estrogen có thể khiến giọng nói của phụ nữ trở nên trầm hơn. Trên thực tế, gần một nửa số phụ nữ sau mãn kinh bị thay đổi giọng nói, thường đi kèm với chứng khô họng. Thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới lớn tuổi. Khi việc sản xuất hormone testosterone giảm xuống một cách tự nhiên, giọng nói của nam giới có thể trở thành giọng gió và cao hơn.

3. Các nguyên nhân do bệnh lý khác

Các vấn đề như bệnh Parkinson có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn tuổi và tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến giọng nói. Những người bị bệnh lý này thường trải qua những thay đổi về chất lượng giọng nói cũng như sự suy giảm về biên độ giọng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là do sự thay đổi thanh quản. 

Thay vào đó, sự thay đổi liên quan đến các vòng phản hồi bị lỗi trong não. Người mắc bệnh Parkinson nghĩ rằng họ đang nói to trong khi thực tế không phải vậy, tình trạng này do não đưa ra thông tin sai lệch. Các vấn đề về thần kinh khác như bệnh đa xơ cứng, bệnh trào ngược dạ dày không được kiểm soát và sự phát triển của polyp dây thanh quản hoặc tổn thương ung thư cũng có thể khiến giọng nói của một người thay đổi.

Đọc thêm thông tin tại: Nguyên nhân giọng nói trở nên khàn tiếng

Kiểm soát sự thay đổi giọng nói do tuổi tác như thế nào?

Một sự thay đổi nhỏ và dần dần đối với giọng nói của bạn khi bạn già đi có thể không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn không hài lòng với giọng nói mới của mình hoặc âm thanh đó khiến bạn khó giao tiếp hiệu quả hơn thì bạn có thể lựa chọn các biện pháp cải thiện sau:

Duy trì thói quen tốt

Duy trì thói quen uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo dây thanh quản luôn được bôi trơn và hạn chế thói quen lạm dụng giọng nói để hắng giọng liên tục là cách hiệu quả để bảo vệ giọng nói của bạn.

Thực hiện liệu pháp giọng nói

Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để có thể nhận được sự tư vấn về các bài tập để cải thiện chức năng của dây thanh quản. Các bài tập này sẽ giúp giải quyết các vấn đề như âm lượng, chất lượng giọng nói và thời gian nói.

Tìm kiếm sự tư vấn về cách tăng cường dây thanh quản

Nếu liệu pháp giọng nói không hiệu quả, các bác sĩ có thể tư vấn cho bạn sử dụng các chất làm đầy (filler) được tiêm vào dây thanh quản. Quy trình này thường được thực hiện tại phòng khám dưới sự theo dõi và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa và quá trình này giúp làm thẳng dây thanh quản, đồng thời giúp chúng dễ dàng đóng lại hoàn toàn .

Khi nào cần đi khám khi có sự thay đổi về giọng nói?

Những thay đổi bình thường liên quan đến tuổi tác trong giọng nói có xu hướng diễn ra từ từ, vì vậy nếu bạn nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong trường hợp đó, bạn cần đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị cụ thể.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm